Vài tháng trước, một người đã quấy rối và đe dọa Jake bằng cách chĩa súng vào anh ấy khi anh ấy đang đi bộ về nhà. May mắn thay, cảnh sát đến kịp thời và không ai bị thương hết, nhưng chẳng bao lâu sau đó Jake bắt đầu cảm thấy hồi hộp và dễ dàng bực bội, anh ấy thấy khó ngủ và bị mất tập trung, và anh ấy không thể ngừng nghĩ về việc đó, thậm chí anh ấy đã cố thử làm một điều gì đó khác. Tuy nhiên anh ấy vẫn không ngừng nghĩ về những cơn ác mộng đó.
Những thứ Jake cảm thấy đều hoàn toàn bình thường sau một sự việc chấn động đến tâm lý. Họ thường trốn chạy và đi xa trong vòng một vài ngày hay một vài tuần. Nhưng đối với Jake và một vài người khác, với chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD), mọi thứ đều khác. Khi một người mắc PTSD, các triệu chứng của căng thẳng diễn ra mãnh liệt hơn và kéo dài lâu hơn một tháng.
PTSD là gì?
Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương là một tập hợp các triệu chứng như việc bạn cảm thấy hồi hộp, khó ngủ, mất tập trung, những điều này xảy ra sau khi họ trải qua việc gì đó nguy hiểm, đáng sợ hoặc khó chịu.
Bất kỳ căng thẳng nào đều có thể dẫn đến PTSD. Chứng bệnh này thường xảy ra sau khi phải trực tiếp trải qua một việc mà khiến người đó bị thương, hoặc có nguy cơ bị thương hoặc chết. Điều này cũng có thể xảy ra đối với người chứng kiến sự việc hoặc bắt gặp những việc đột nhiên xảy ra hay phải chứng kiến những cái chết đầy bạo lực hoặc làm tổn thương đến người thân và bạn bè.
Trong một số trường hợp, PTSD có thể phát triển sau nhiều lần tiếp xúc với những sự kiện gây chấn động tâm lý cực độ. Ví dụ như trường hợp của cảnh sát, lính cứu hỏa, và chuyên viên cấp cứu y tế.
Nguyên nhân mắc PTSD?
Khi bạn trải qua một tình huống nguy hiểm hoặc căng thẳng, cơ thể bạn phản ứng lại bằng cách tạo ra hooc môn và những chất hoá học như một phản ứng tự vệ (cách đặt tên này thể hiện chính xác nhiệm vụ của cơ thể hoặc là chiến đấu hoặc là chạy trốn). Thông thường, khi nguy hiểm qua đi, cơ thể sẽ trở lại bình thường.
Các sự việc có thể gây ra PTSD bao gồm:
• Cuộc tấn công, cưỡng hiếp, bạo lực.
• Hỏa hoạn.
• Lạm dụng tình dục hoặc lạm dụng sức lao động.
• Các hành vi bạo lực (chẳng hạn như việc bắn giết ở trường học hay hàng xóm).
• Tự nhiên hoặc thảm họa nhân tạo.
• Tai nạn xe cộ.
• Chiến tranh ở quân đội.
• Chứng kiến một người khác bị ảnh hưởng bởi hậu chấn thương tâm lý.
• Được chẩn đoán một căn bệnh chết người.
Các triệu chứng PTSD
Các triệu chứng PTSD thường phát triển từ ngay trong những tháng đầu tiên sau chấn thương tâm lý, nhưng trong một số trường hợp lại diễn ra âm thầm những tháng sau hoặc muộn hơn. Những triệu chứng này có thể diễn ra trong khoảng một năm rồi tự biến mất, nhưng sẽ tái diễn nếu gặp phải sự việc mà gợi lại những ký ức đau buồn trong quá khứ. Trên thực tế, các kỷ niệm về sự việc trong quá khứ có thể gây ra một loạt những cảm xúc và ký ức khó chịu.
Khi ai đó bị PTSD có thể sẽ xuất hiện một vài hoặc tất cả những triệu chứng sau:
• Hồi tưởng lại các sự việc đau buồn. Những người bị PTSD có thể gặp ác mộng, hồi ức, hay sợ những hình ảnh về những việc đau buồn.
• Tránh các thứ liên quan đến nỗi đau buồn: Những người mắc PTSD nếu được thì nên tránh người, nơi, hoặc các hoạt động mà khiến họ nhớ về những kỷ niệm đau buồn. Cũng nên tránh nói về những chuyện đã xảy ra, kể cả nói với các nhà trị liệu hay tư vấn viên.
• Tê liệt cảm xúc: Nhiều người mắc PTSD cảm thấy tê liệt hoặc cảm thấy bản thân rời rạc. Họ có thể nhìn thế giới với đầy sự tiêu cực hay cảm thấy như họ không tin vào bất cứ thứ gì. Các nhà khoa học và các bác sĩ nghĩ đó là bởi cơ thể con người khi ở trong trạng thái căng thẳng, não bộ sẽ tiết ra quá nhiều hoóc môn gây tê liệt các giác quan.
• Hồi hộp, lo lắng trong thi cử. Những người bị PTSD có thể dễ dàng bị giật mình, căng thẳng, thất thường, cáu gắt. Đây có thể là do nồng độ cao của các hoóc-môn căng thẳng trong cơ thể. Khó tập trung và khó ngủ có thể là một phần của sự siêu cảnh báo này.
Ai có thể mắc PTSD?
Mọi người dù ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ con, thanh thiếu niên, và người lớn đều có thể mắc PTSD. Nhưng không phải bất cứ ai khi phải trải qua những ký ức đau buồn đều bị mắc PTSD. Trong thực tế, phần lớn mọi người không bị. Nhiều người có khả năng hồi phục rất nhanh sau khi sự việc đau buồn đã qua. Khả năng này gọi là khả năng phục hồi.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số thứ có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của mỗi người. Niềm tin trong mỗi người có khả năng giúp họ vượt qua các vấn đề, các hormon được sản xuất ra có vai trò giảm áp lực mỗi khi con người cảm thấy căng thẳng. Một người có khả năng đối mặt với vấn đề và giải quyết nó càng có khả năng phục hồi hơn những người khác, trong khi đó với những người hay chán nản và không kiên cường sẽ dễ mắc chứng này hơn.
Những hoàn cảnh đằng sau một sự việc đau buồn cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng của một người. Các thảm hoạ như các cuộc tấn công, khủng bố, sự kiện ngày 11 tháng 9, hoặc một cơn bão lớn hoặc cơn lốc xoáy có thể khiến nhiều người thấy lo lắng, ngay cả khi họ không chịu ảnh hưởng trực tiếp. Trong một số trường hợp, việc nhìn thấy hình ảnh những sự kiện này trên tivi hay Internet cũng có thể dẫn đến các triệu chứng giống như PTSD.
PTSD được điều trị như thế nào?
Thông thường, PTSD không thể tự hết, nếu không được điều trị thì triệu chứng có thể kéo dài nhiều tháng hoặc năm, hoặc thậm chí họ có thể bị vậy cả đời. Chỉ khi được điều trị và có sự trợ giúp mới có thể giúp họ trở về cuộc sống bình thường. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần (chẳng hạn như các nhà tâm lý học, chuyên gia trị liệu, và nhà tư vấn), họ là những chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm điều trị cho những người bị mắc PTSD.
Phương pháp trị liệu PTSD cần đến sự gặp mặt với các bác sĩ trị liệu, theo tiến độ riêng của mình, và bạn cần chia sẻ với họ những gì bạn đã phải trải qua. Liệu pháp này sẽ trang bị cho bạn chiến lược và kỹ năng để bạn vượt qua những cảm xúc khó khăn, chẳng hạn như sự lo lắng, sợ hãi, hoặc hoảng loạn.
Các nhà trị liệu đưa ra những lời khuyên như việc thư giãn có thể giúp điều chỉnh phản ứng với căng thẳng, tham gia vào các nhóm trị liệu, và các nhóm hỗ trợ. Trong một số trường hợp, thuốc cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn, hoảng loạn, hoặc trầm cảm.
Làm lành vết thương
Đôi khi người PTSD không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia vì họ sợ phải đem chuyện đã xảy ra kể lại, điều đó khiến họ nhớ đến ký ức hay cảm xúc đau buồn mà họ đã phải trải qua, hoặc họ lo lắng rằng điều đó đồng nghĩa với việc họ bị “điên.”
Tuy nhiên việc nhờ giúp đỡ là hoàn toàn bình thường và nên làm. Một nhà trị liệu có thể giúp bạn đối phó với cảm giác tội lỗi, xấu hổ, tức giận, hay sự thất vọng và tìm ra thế mạnh của bạn, làm cho bạn cảm thấy tốt hơn.
Nói chuyện với một huấn luyện chuyên nghiệp trong một môi trường an toàn cũng giúp mọi người thấy tốt lên và nhanh hơn. Làm việc hay đối mặt với các ký ức có thể giúp làm giảm các triệu chứng, nó cũng có thể giúp mọi người tránh có những hành vi và cảm xúc tiêu cực, hay lạm dụng thuốc hoặc có thái độ giận dữ.
Vậy làm thế nào để bạn có thể tìm được nhà trị liệu hoặc tư vấn viên tốt?
Cách tốt nhất đó là hỏi cha mẹ, bác sĩ, hoặc người lớn tuổi nào đó mà bạn tin tưởng để nhờ giúp đỡ. Nên là người gần gũi với bạn bởi họ biết bạn rõ nhất và hiểu nhu cầu của bạn. (Có sự hỗ trợ từ gia đình và bè bạn có thể giúp những người mắc PTSD phục hồi), bác sĩ hay một nhân viên tư vấn ở trường cũng có thể giúp bạn tìm được một chuyên gia sức khỏe tâm thần có chuyên môn trong điều trị chứng hậu chấn thương tâm lý. Và rất cách khác giúp bạn tìm ra được nhà trị liệu hoặc bác sĩ tốt ở nơi bạn sinh sống.
PTSD có thể chữa được. Trong quá trình làm lành vết thương, một số người phát hiện ra thế mạnh của mình mà chính họ cũng không hề biết họ có hoặc việc tìm kiếm sự hỗ trợ họ. Một số người khác lại thấy rằng việc điều trị đó giúp họ tìm và phát triển những kiến thức mới, đưa nó vào cuộc sống và học cách đối mặt giải quyết các vấn đề.
Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh
Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D