đào tạo
Đào tạo
Mục tiêu:
- Cung cấp kiến thức để học sinh hiểu về Sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Học sinh nhận biết được vai trò quan trong của sức khỏe sinh sản vị thành niên trong quá trình phát trình tâm sinh lý và sức khỏe sinh sản.
- Học sinh có khả năng bảo vệ bản thân, vệ sinh cơ thể.
- Hiểu biết về tình bạn, tình yêu.
- Hướng tới những mối quan hệ tích cực.
Nội dung:
- Tiểu học: Học sinh sẽ được tiếp cận với những nguyên tắc dưới đây để nhận biết được những bộ phận mình cần tự bảo vệ và tránh được xâm hại.
+ Quy tắc “Bàn tay vàng”.
+ Nguyên tắc đồ lót – PANTS
- Trung học cơ sở:
+ Tầm quan trọng của Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản.
+ Những thay đổi tâm – sinh lý lứa tuổi dậy thì.
+ Kinh nguyệt và sự thụ thai.
- Trung học phổ thông:
+ Quan hệ tình dục tuổi vị thành niên; Quan hệ tình dục an toàn.
+ Phòng chống xâm hại tình dục.
Mục tiêu:
- Chương trình kỹ năng phát triển bản thân và kỹ năng xã hội hỗ trợ học sinh nhận ra cách quản lý cảm xúc, quan tâm tới những người khác, tạo ra những quyết định đúng và có trách nhiệm để phát triển các mối quan hệ tích cực và tránh đi những hành vi tiêu cực. Và đó cũng là quá trình học sinh nâng cao khả năng suy nghĩ và hành vi để đạt được những thành tựu quan trọng trong cuộc sống của họ.
- Học sinh có khả năng nhận thức bản thân, biết về khả năng và thể hiện được sự tự tin. Học sinh có khả năng quản lý được cảm xúc, dễ dàng hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ, tận tâm và trì hoãn sự hài lòng cho mục tiêu lớn hơn, khả năng đối mặt với thất bại và thất vọng trong cuộc sống.
- Học sinh có ý thức về nhận thức xã hội: Học sinh hiểu những cảm giác của người khác, có khả năng nhận thức được quan điểm người khác, tương tác tích cực với những nhóm khác nhau.
- Học sinh có khả năng quản lý xã hội:Quản lý được cảm xúc trong mối quan hệ hiệu quả, Thiết lập và duy trì trong mối quan hệ tích cực dựa trên sự hợp tác, áp lực của sự không phù hợp trong xã hội, giải quyết thương thuyết của xung đột và tìm kiếm sự giúp đỡ khi xung đột.
- Phần 1: Học sinh có khả năng nhận diện cảm xúc, phân tích thực trạng cảm xúc, lựa chọn cảm xúc tích cực và biết chuyển hóa cảm xúc tiêu cực sang tích cực, tôn trọng người khác.
- Phần 2: Học sinh hiểu biết năng lực của bản thân, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tiềm năng, xác định được mục tiêu, có khả năng ra quyết định và giải quyết các vấn đề.
- Phần 3:
+ Dậy thì và phát triển cơ thể.
+ Tình bạn và tình yêu.
+ Thể hiện bản thân tích cực;
+ Internet và nghiện Internet; sử dụng các chất kích thích;
+ Cá nhân – nhóm bạn bè trong xã hội- nhóm bạn bè trên mạng xã hội;
+ Phát triển tinh thần tích cực.
- Phần 4: Nhận thức xã hội:
+ Cuộc sống xung quanh.
+ Phân tích kết quả ngắn – dài hạn của hành vi an toàn, nguy hại; xác định được những việc nguy hại của bản thân.
+ Các bước ra quyết định.
+ Áp lực nhóm và cách giải quyết các vấn đề liên quan áp lực nhóm.
- Phần 5: Tương tác xã hội:
+ Các kỹ năng: giải quyết vấn đề; giải quyết xung đột; quản lý cảm xúc.
+ Các hệ thống giá trị: tôn trọng, yêu thương; trung thực,…
+ Kỹ năng giao tiếp.
+ Khả năng quyết đoán trong tương tác xã hội.
ĐỊNH VỊ BẢN THÂN TEEN
Mục tiêu của chương trình học:
- Nâng cao khả năng định vị bản thân: Xác định được năng lực và khả năng phát triển được những năng lực đó trong cuộc sống.
- Giải tỏa những căng thẳng,có khả năng cân bằng cảm xúc trong quá trình tuổi dạy thì và tuổi vị thành niên.
- Nâng cao khả năng tự quản lý bản thân và kết nối với cộng đồng.
Chương trình được thực hiện trong 3 ngày: Định vị bản thân tôi là ai? Và hình ảnh bản thân tôi trong cuộc sống và thế giới.
- Phần 1: Xác định tôi là ai? (nâng lực, tính cách, tình cảm, sở thích, thói quen)
- Phần 2: Tôi là ai trong thế giới của teen?
- Phần 3: Giới hạn và sự vượt qua giới hạn.
- Phần 4: Các lĩnh vực nghề nghiệp tôi có thể lựa chọn.
- Phần 5: Ý nghĩa cuộc sống và sự thành công trong cuộc sống
HƯỚNG NGHIỆP
Mục tiêu:
– Giúp học sinh khám phá năng lực của bản thân; hướng tới việc xây dựng mục tiêu dựa trên điểm mạnh cá nhân để xác định sự nghiệp.
-Tìm hiểu công việc trong thị trường công việc; kết nối với chuyên gia và mạng lưới công việc đó trong thị trường.
Nội dung:
- Khám phá năng lực bản thân và những tố chất nổi trội:
- Khám phát tính cách, khí chất.
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu bản thân.
- Xác định nguyện vọng, hứng thú, đam mê.
- Xây dựng mục tiêu nghề nghiệp:
- Xác định cây giá trị nghề nghiệp.
- Lựa chọn các giá trị bản thân.
- Lựa chọn nghề phù hợp.
- Lập kế hoạch chinh phục nghề nghiệp.
- Rèn ý chí đạt mục tiêu.
- Tư vấn định hướng lựa chọn:
- Lựa chọn ngành học, chuyên môn.
- Lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp.
- Chuẩn bị tâm lý trước khi bước vào học tập.
- Trải nghiệm thực tế hướng nghiệp:
- Khám phá điểm mạnh.
- Trải nghiệp các hoạt động phát triển điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế.
- Xác định mục tiêu nghề nghiệp.
- Lựa chọn nghề phù hợp.
Giúp học sinh nhận biết được cảm xúc và hành vi tiêu cực; có khả năng chuyển hướng từ hành vi tiêu cực sang hành vi chuẩn mực, quy tắc chuẩn mực, cảm xúc tích cực.
Cá nhân có khả năng tương tác nhóm, chơi và giao tiếp với nhóm bạn bè.
Chương trình đặc biệt dành cho học sinh khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và hành vi:
Phần 1: Hành vi:
- Nhận diện được hành vi tích cực và tiêu cực;
- Thể hiện hành vi tích cực.
- Kỹ năng quản lý hành vi tích cực.
Phần 2: Cảm xúc:
- Nhận diện được cảm xúc tích cực và tiêu cực;
- Thể hiện cảm xúc tích cực.
- Kỹ thuật quản lý cảm xúc tích cực.
Phần 3: Tương tác: Các nhóm kỹ năng: làm quen, giải quyết vấn đề, ra quyết định, quyết đoán.
Phần 4: Các bài tập trải nghiệm.