Lạm dụng chất là khi một người dùng một chất nhiều lần mà không có lý do về mặt y tế và điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ. Cũng như rượu bia, sử dụng lặp lại các chất gây nghiện có thể gây ra tình trạng lệ thuộc mà điều này làm cho người sử dụng có một sự thèm muốn mãnh liệt, ngay cả khi bản thân họ hiểu rõ được rằng nó có hại cho bản thân mình.
Khi một người nghiện cố gắng bỏ chất gây nghiện, người đó cảm thấy yếu đuối (hội chứng cai). Hiện tại có rất nhiều chất gây nghiện bị lạm dụng.
Chất gây nghiện nói chung là bất cứ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể của một sinh vật sống có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng tạo ra sự lệ thuộc của cơ thể đối với chất đó hoặc cảm giác thèm thuồng, nghiện, ghiền ở các mức độ khác nhau.
Có phải bất kỳ ai dùng chất gây nghiện cũng có vấn đề?
Câu trả lời là không.
Mỗi người có thể sử dụng chất gây nghiện khác nhau:
- Thử 1 đến 2 lần là rất phổ biến. Điều này thấy điển hình ở giới trẻ.
- Sử dụng tình cờ là một dạng sử dụng phổ biến tiếp theo. Đa phần là họ sử dụng một cách ngẫu nhiên, và việc sử dụng những chất đó không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của họ (đối với một số loại chất… không phải tất cả.)
- Sử dụng theo truyền thống là một dạng sử dụng những chất đặc biệt, được chấp nhận theo văn hóa địa phương, trong những dịp đặc biệt.
- Sự lệ thuộc là dạng sử dụng chất gây nghiện ít gặp, xong rõ ràng đây là dạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chúng ta cần quan tâm nhất.
Những thuốc nào bị lạm dụng?
- Thuốc gây ức chế não: Những thuốc này bao gốm thuốc phiện và heroin. Với liều lượng nhỏ, những chất này có tác dụng làm cho người ta cảm thấy thoải mái, nhưng với liều cao, thì sẽ làm cho người sử dụng cảm thấy đứ đừ hoặc bất tỉnh.
- Thuốc kích thích não: Những thuốc này bao gốm Cocaine, khat và thuốc dạng viên như Ecstasy và “thuốc lắc” (amphetamine). Với liều lượng nhỏ thuốc cho người ta cảm giác hoạt bát và tỉnh táo; với liều lớn hơn, chúng khiến ta có cảm giác căng thẳng, hoảng sợ và bồn chồn. Những người sử dụng có thể sẽ khó kiểm soát được ý nghĩ, có thể bị ảo giác và trở nên nghi ngờ, lú lẫn. Phản ứng cai điển hình: đói, mệt mỏi (phản ứng thường ở mức nhẹ).
- Thuốc gây ảo giác: Nhiều thuốc kích thích và ức chế có thể làm cho người sử dụng có ảo giác. Một số thuốc như LSD, có tác dụng kéo dài hơn 12 giờ. Một số người có thể có cảm giác phấn khích, lú lẫn và nghi ngờ. Thuốc không gây trạng thái cai.
Lạm dụng chất tác động đến con người như thế nào?
- Những vấn đề sức khỏe tâm thần: Do các chất gây nghiện có tác động lên não nên sẽ khiến cho những người sử dụng có cảm giác buồn chán và căng thẳng,…
- Sức khỏe thể chất: Những vấn đề sức khỏe sẽ xuất hiện theo cách mà chất đó bị lạm dụng. Ví dụ: Hút => gây tổn thương đường hô hấp và phổi; tiêm chích => gây nhiễm trùng;…
- Gia đình: Có thể dẫn đến xung đột.
- Tai nạn: Khi người sử dụng trong trạng thái “ngộ độc” thì có khả năng sẽ gặp tai nạn.
- Vấn đề xã hội: Người sử dụng mất thời gian sử dụng chất, tinh thần sa sút không có thời gian để học tập, làm việc và tham gia các hoạt động khác.
- Tài chính: Lạm dụng chất sẽ khiến người sử dụng phải bỏ một khoản tiền khá lớn để duy trì, những người có điều kiện kinh tế không vững thì càng dễ suy sụp và dẫn đến nghèo khổ.
- Pháp lý: Tham gia vào các hoạt động phạm tội để có chất gây nghiện sử dụng; Bị bắt quả tang sử dụng ,.. có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Tử vong: Lạm dụng chất có thể dẫn đến chết người do dùng quá liểu, nhiễm trùng nặng.
Tại sao người ta sử dụng chất gây nghiện?
Việc này thường bắt đầu ở tuổi thanh niên:
- Do sự khuyến khích từ bạn bè – những người đang sử dụng chất.
- Tính tò mò.
- Dùng như là một cách để đương đầu hoặc giải quyết stress.
- Sự phụ thuộc sẽ khiến cá nhân tiếp tục sử dụng ở những lần tiếp theo.
Nguồn tham khảo:
TS.BS Vikram Patel, Nơi không có bác sĩ tâm thần, Cẩm nang chăm sóc sức khỏe tâm thần