Cùng cha mẹ hỗ trợ con sau tổn thương

Một số điều cơ bản:

Có thể nói việc giúp trẻ hồi phục sau những trải nghiệm đau thương có thể rất đơn giản. Trước hết, hãy bắt đầu làm quen với một số khái niệm cơ bản:

  • Tiếp xúc thân thể: 
Nguồn: Sưu tầm

Hãy trìu mến với con bạn. Điều này sẽ giúp con bạn cảm thấy an toàn.

  • Thói quen hàng ngày:

Thời gian có thể giải quyết các vấn đề. Việc tạo các thói quen hàng ngày giúp trẻ có cảm giác an toàn hơn. Khi mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát thì việc duy trì các thói quen hàng ngày sẽ tốt cho trẻ.

  • Thường xuyên xoa dịu và trấn an :

Bạn nên thường xuyên nói với trẻ rằng mọi thứ sẽ ổn. Dạy con bạn cách làm dịu những cảm xúc tiêu cực hay cảm giác không vui. Bố mẹ nên nhẹ nhàng và khuyến khích con nhiều hơn. 

  • Mua các đồ dùng như gấu bông hoặc chăn gối có hình thù dễ gần:
Nguồn: Sưu tầm

Các vật dụng này giúp trẻ chuyển từ phụ thuộc sang độc lập. Chúng có thể là một công cụ rất hữu ích và lành mạnh.

  • Duy trì giao tiếp bằng mắt:

Khi tiếp xúc với trẻ em bị bạo hành, các bạn nhỏ có thể gặp khó khăn khi phải giao tiếp bằng mắt. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn nhìn vào mắt con bạn thường xuyên khi giao tiếp với con.

Nguồn: Sưu tầm

Khi con cái trải qua chấn thương tâm lý, cha mẹ sẽ nhận ra rằng đây là thời điểm để bạn ở bên con nhiều hơn. Bạn sẽ có nhiều thời gian để dạy tính tự lập cho con bạn sau khi con bạn đã hết bệnh.

Lời nhắc dành cho Cha mẹ:

Tự chăm sóc bản thân không phải là một lựa chọn, nó là điều cần thiết. Bạn phải đảm bảo rằng bạn tận hưởng cuộc sống của mình, đừng dành toàn bộ thời gian của bạn để chăm sóc người khác. Thời gian còn lại hãy nghỉ ngơi, ngủ nghỉ, ăn uống hợp lý, tập thể dục. Bạn không thể giúp con mình nếu bản thân bạn không đủ mạnh mẽ.

Tập trung vào kết nối cảm xúc với con bạn. Những đứa trẻ bị tổn thương thường sợ hãi trước việc phải tạo lập các mối quan hệ. Bạn cần đảm bảo và duy trì kết nối tình cảm lành mạnh với con bạn.

Thiết lập sự tôn trọng. Con bạn cần tôn trọng bạn. Làm thế nào để bạn làm được điều này? Bạn nên có những hành động đáng kính và tôn trọng người khác để con noi gương bạn. 

Đảm bảo sử dụng giao tiếp bằng mắt với con. Điều này cần được thực hiện hàng ngày, vào mỗi cuộc trò chuyện, thường xuyên. Hướng dẫn cho con phải nhìn vào bạn khi nói và đảm bảo bạn giao tiếp bằng mắt bất cứ khi nào bạn nói với con. Điều này tạo ra sự an toàn cho đứa trẻ.

Tránh nổi giận. Một đứa trẻ bị đôi lúc có thể sẽ khiến bạn tức giận, nhưng thay vì nổi giận với trẻ bạn nên nghĩ ra những cách thức khác để đáp lại trẻ trong những hoàn cảnh đó.

Tin vào bản năng của bạn. Các bậc cha mẹ khác có thể đưa ra lời khuyên cho trẻ dựa trên ý kiến ​​riêng của bố mẹ. Bạn hiểu con mình nhất và bạn biết cần đưa ra quyết định gì là phù hợp với con mà không sợ người khác đánh giá.

Luôn có những cách riêng của bạn. Đừng cố gắng sửa chữa bản thân thông qua việc nuôi dạy con cái của chính bạn. Điều này sẽ càng trở thành thảm họa.

Cân nhắc các liệu pháp:

Chỉ nên sử dụng các liệu pháp trị liệu khi có sự tin tưởng và chắc chắn duy trì thực hiện được theo nó.

Khi cha mẹ phản ứng với các vấn đề của con họ, thì nhà trị liệu có thể giúp trẻ bằng cách tìm hiểu và điều trị các vấn đề. Một điều cần nhớ là trẻ em được phát triển tốt nhất khi biết cha mẹ có trách nhiệm với chúng. Cha mẹ cần nhận thức rõ sự hiệu quả và điểm yếu của chính họ trong việc nuôi dạy con cái. Khi trẻ em có thể cảm nhận và biết rằng cha mẹ chúng là người mạnh mẽ và có trách nhiệm, thì chúng sẽ cảm thấy an toàn và yên tâm. Đây chính là điều cần thiết cho sự hồi phục của trẻ.

Nếu một đứa trẻ được nuôi dạy mà chúng phải đảm nhận quá nhiều trách nhiệm, thì trẻ trong những vai trò này có cảm giác an toàn thấp hơn và tin rằng không có ai “đủ lớn” để bảo vệ mình.

Liệu pháp, đối với cha mẹ có con sở hữu những đặc điểm trên, tốt nhất nên tập trung vào việc tạo dựng hình ảnh cha mẹ cách trở nên có trách nhiệm, có vai trò quan trọng trong mắt trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng khi giao tiếp với trẻ nhỏ.

Với thanh thiếu niên, giao tiếp luôn được khuyến khích hơn là tranh cãi hay áp đặt. Điều này nên được thực hiện bằng tình yêu và sự quan tâm đến những gì tốt nhất cho đứa trẻ.

Nguồn: Psychocentral

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang