Làm thế nào để có một giấc ngủ tốt?

Giấc ngủ bình thường

Giấc ngủ là một trong những hành vi phổ biến của con người vì con người trung bình bỏ ra khoảng 1/3 cuộc đời để ngủ. Mặc dù chức năng chính xác của giấc ngủ đến nay vẫn chưa được biết rõ nhưng rõ ràng giấc ngủ rất cần thiết đối với mỗi con người. Những trường hợp mất ngủ trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh cơ thể nghiêm trọng, rối loạn nhận thức nặng nề và cuối cùng là dẫn đến tử vong.

Nhu cầu ngủ

Mỗi người có một nhu cầu giấc ngủ khác nhau: Có những người chỉ cần ngủ ít hơn 6 giờ, nhưng có những người cần ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm.

Thời gian ngủ có thể tang lên khi người ta lao động thể lực, tập thể dục, bị ốm, có thai, căng thẳng tâm lý, sử dụng các loại thuốc gây giảm tiết các chất dẫn truyền thần kinh trong não.

Cản trở giấc ngủ

Nếu con người không được ngủ trong một thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn định hướng, ảo giác va hoang tưởng.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người. Những người có chất lượng giấc ngủ tốt thường làm việc hiệu quả, tập trung, cũng như quản lý cảm xúc tốt hơn những người có chất lượng giấc ngủ kém. Chất lượng giấc ngủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngủ nhiều không có nghĩa là có lợi cho cơ thể. Nhưng nhìn chung, để cải thiện giấc ngủ, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  1. Tránh hút thuốc, rượu, bia trước khi đi ngủ

Ảnh: Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc trước khi đi ngủ.

Việc sử dụng các chất kích thích khiến cơ thể khó hấp thu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, giấc ngủ không đủ sâu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi khi thức dậy.

  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại,…) trước khi đi ngủ

Ảnh: Không nên sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

Nên hạn chế các thiết bị điện tử này ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Ánh sang xanh của màn hình sẽ ức chế khả năng tiết melatonin (hormone được tiết ra vào ban đêm, báo thức cho cơ thể chúng ta là đã đến giờ đi ngủ). Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ khiến cở thể khó đi vào giấc ngủ hơn, đồng thời việc sử dụng điện thoại có thể làm bạn mải mê và quên mất việc phải đi ngủ. Và đương nhiên là khi đi ngủ quá muộn chắc chắn sẽ không mang lại một giấc ngủ sâu, có chất lượng tốt.

Khi đi ngủ, tránh để điện thoại gần cơ thể, tốt nhất nên để điện thoại sang một căn phòng khác, hoặc bật chế độ máy bay để tránh ảnh hưởng của sóng điện thoại đến não bộ. Nếu trong phòng bạn có modem wifi, thì cũng nên tắt chúng trước khi đi ngủ.

  • Hạn chế ánh sáng và âm thanh

Bóng tối khiến cơ thể chúng ta tiết ra melatonin gây buồn ngủ và ánh sang trong phòng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiết ra lượng chất này.

  • Mặc đồ ngủ thoải mái

Ảnh: Chọn đồ ngủ từ vải cotton, rộng rãi

Điều này sẽ tạo cho cơ thể cảm giác thoải mái, thấm thoát nước tốt để không cản trở quá trình thoát hơn nước, để được như vậy thì bạn nên lựa chọn những loại đồ ngủ mỏng và mát, nhiều người lựa chọn việc không mặc đồ khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon.

  • Không đóng kín cửa phòng

Nên mở cửa phòng để có luồng không khí lưu thông.

  • Đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định

Việc ngủ nướng thêm một chút hay thậm chí dành cả ngày cuối tuần để ngủ nướng không có tác dụng giúp tăng sức khỏe thậm chí điều đó còn làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.

Từ bỏ thói quen ngủ muộn, ngủ nướng, cố gắng đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định, điều đó giúp cơ thể nhận diện và hình thành một chu kỳ sinh học cố định, giúp bạn có giấc ngủ chất lượng và tỉnh táo khi thức dậy.

  • Không nên suy nghĩ quá nhiều khi nằm trên giường

Ảnh: Mất ngủ vì suy nghĩ nhiều

Khi bạn đã quyết định “Đã đến giờ đi ngủ” thì bạn nên để cho bộ não được thực sự thư giãn, không nên suy nghĩ về các vấn đề khác, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc chán nản. Điều này làm bạn sẽ miên man theo dòng suy nghĩ của bản thân và khó có thể có được giấc ngủ.

  • Tạo không gian ngủ gọn gàng

Trên giường không nên có quá nhiều chăn gối, cũng không nên bày đồ đạc lung tung. Hãy đảm bảo bạn có một không gian đủ rộng rãi, thoải mái và gọn gàng.

Mong rằng những tip trên đây phần nào giúp bạn có được một giấc ngủ thực sự chất lượng.

Nguồn tham khảo:

  1. Bài giảng Tâm bệnh học đại cương, PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc.
  2. Ohay.tv

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang