Sự lạc quan có lợi cho sức khoẻ
Các nhà nghiên cứu đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu về những người có suy nghĩ lạc quan. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thái độ tích cực sẽ giúp con người hạnh phúc hơn, thành công hơn, và sống khoẻ hơn. Những người lạc quan có thể tránh được bệnh trầm cảm, kể cả những người nằm trong danh sách có nguy cơ bị. Sự lạc quan còn giúp con người giảm thiểu được áp lực, sự lạc quan còn giúp con người kéo dài tuổi thọ. Điều tuyệt vời nhất mà sự lạc quan đem lại chính là sự học hỏi, ngay kể cả khi vẻ bề ngoài của bạn thể hiện sự bi quan.
Sự lạc quan và sự bi quan
Sự lạc quan và bi quan là do tư duy, đó là cách suy nghĩ và nhìn nhận mọi việc. Những người lạc quan thường nhìn mọi việc theo lối tích cực. Họ trông chờ mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, họ tin vào kỹ năng và khả năng làm việc để mọi thứ diễn ra đều tốt đẹp
Có thể bạn từng nghe những người dù trong việc nào cũng chỉ luôn nhìn vào lỗi sai, đó là những người bi quan. Người bi quan lại thường hy vọng mọi thứ không diễn ra quá tệ hoặc họ sẽ chú ý vào những việc diễn ra không được tốt. Con người thường không thể mãi chỉ lạc quan cũng không thể mãi bi quan, nhưng đa số mọi người thường nghiêng về một phía. Và tin tốt là, nếu bạn thường cảm thấy bi quan, hãy an tâm bạn không bị như thế mãi. Chúng ta có thể lạc quan hơn bằng cách thích nghi cách chúng ta nhìn nhận sự việc.
Sự lạc quan giúp con người thành công
Sự lạc quan giúp ta luôn nhìn ra được các mặt tốt trong bất cứ tình huống nào, hoặc khiến ta luôn trông đợi vào những việc tốt. Đó cũng là cách để giải thích mọi chuyện đã xảy ra. Khi có những chuyện tốt xảy ra, những người lạc quan nghĩ rằng đó là do họ xử lý tốt các tình huống, họ đánh giá khả năng của họ luôn thường trực và nó dường như trở thành một phần con người họ. Họ nghĩ đến các việc tốt khác nhờ vào điều tốt đẹp vừa xảy đến với họ.
Nếu mọi việc không theo như ý muốn của họ, ngược lại với điều trên: Những người lạc quan sẽ không đổ lỗi cho bản thân, họ nhận thấy các chướng ngại vật chỉ là tạm thời. Khi mọi việc đi không đúng hướng, những người lạc quan sẽ nhìn lại những trường hợp đặc biệt hoặc sự kiện đặc biệt, chứ không phải khả năng của họ. Bởi họ hiểu rằng những chướng ngại vật kia không phải do lỗi của cá nhân họ, những người lạc quan có khả năng hồi phục lại sau sự thất vọng nhanh hơn người bi quan.
Dưới đây là một ví dụ: Friffin và Jake đều đang cố gắng để được vào đội bóng rổ của trường trong năm hai. Tuy nhiên cả hai cùng không được vào, và họ đều rất thất vọng, nhưng họ có cách đối mặt khác nhau.
Griffin là người lạc quan, anh ấy nghĩ rằng: “Có rất nhiều người có tài năng ở buổi thử hôm đó và chỉ một số ít được chọn. Điều này trở thành động lực thúc đẩy tôi phải tập luyện nhiều hơn nữa và tôi phải chơi bằng hết sức mình, như vậy mới tốt. Huấn luyện viên đã cho tôi những lời nhận xét rất hữu ích. Tôi sẽ thử làm theo những lời khuyên của ông ấy và theo dõi tất cả các trận đấu trong mùa giải này. Với cách thức đó, tôi sẽ có khả năng đỗ cao vào năm tới.
Griffin tập trung vào tình huống cụ thể, chứ không phải vào những thiếu xót cá nhân. Anh ấy cho rằng tình huống xảy ra đó chỉ là lúc này, chứ không phải mãi mãi. Anh ấy đặt nhiều kỳ vọng vào việc trúng tuyển vào năm sau và luôn nghĩ làm thế nào để điều đó thành công.
Jake thì dường như bi quan hơn. Anh ấy nghĩ: “Không thể nào mình làm được điều đó, Mình là một trong số những người tệ nhất trong buổi thi thử ngày hôm đó và huấn luyện viên không hề thích mình. Tôi chưa bao giờ ngừng nghỉ, tôi cũng có thể phải đối mặt với nó, tôi không phải là một vận động viên giỏi. Không giống như Griffin, Jake lại tập trung vào những thiếu xót của bản thân. Anh ấy đổ lỗi cho bản thân, và tất nhiên anh ấy cũng có để ý đến các yếu tố khác ngoài bản thân anh ấy (như huấn luận viên, cuộc sống) những thứ chống lại anh ấy. Thậm chí đôi lúc còn tệ hơn, anh ấy để cho những điều này tác động đến tư duy của anh ấy, khiến anh ấy nghi ngờ vào chính khả năng của bản thân.
Theo bạn, người nào cho thấy bản thân anh ta đang chán nản? Người nào sẽ luyện tập và thử lại? Người nào sẽ bỏ cuộc?
Sự lạc quan giúp xây dựng tính kiên cường
Sự lạc quan khiến chúng ta nhận ra những việc làm chúng ta thất vọng chỉ là những tình huống tạm thời mà chúng ta có thể bỏ qua chúng. Chúng có thể tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta để thử lại thêm lần nữa thay vì bỏ cuộc. Chúng cho phép chúng ta tiếp tục tiến tới mục tiêu và giấc mơ, tiếp thêm động lực cho hành động của chúng ta. Bởi vậy, những người lạc quan cảm thấy họ dễ dàng kiểm soát được các tình huống và có lòng tự trọng cao hơn.
Sự bi quan lại ảnh hưởng tới chúng ta thông qua sự thất vọng và những thiếu xót của bản thân. Sự bi quan cũng khiến chúng tồn tại lâu hơn thực tế. Tư duy bi quan luôn nhìn mặt tiêu cực phóng đại khiến họ không thể chú ý tới những điều tích cực. Tư duy bi quan khiến bạn khó có thể đương đầu hơn khi mọi việc không diễn ra như mong muốn.
Lạc quan thực tế
Sự lạc quan không phải là nhìn mọi thứ đều đẹp như hoa hồng. Những người lạc quan không lờ đi các vấn đề hay giả vờ cuộc sống là hoàn hảo. Họ chỉ đưa ra các lựa chọn để tập trung vào những gì tốt đẹp về một tình huống nào đó và những gì họ có thể làm để mọi việc tốt hơn. Những người lạc quan có sự tự tin thật sự bởi vì họ luôn có sự chuẩn bị: Họ biết rằng họ cần phải học hỏi nếu họ muốn qua bài kiểm tra. Họ biết rằng họ không thể tham gia vào đội bóng rổ mà không tập luyện. Chủ nghĩa lạc quan gắn liền với hành động, tìm kiếm một sự cân bằng giữa tư duy tích cực và thực tế.
Những tư tưởng bi quan liệu có thể tồn tại?
Chủ nghĩa bi quan có thể kéo chúng ta xuống, vì vậy chúng ta nên thay đổi tư tưởng tiêu cực. Nhưng điều đó không đồng nghĩa là xóa bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực. Một suy nghĩ “có chuyện gì vậy?” xuất hiện trong đầu sẽ giúp chúng ta định hình chuyện gì đang xảy ra. Nghĩ trước về những điều xấu có thể xảy ra sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều rủi ro.
Hãy tưởng tượng anh trai bạn đang nhắn tin trong khi lái xe đưa bạn đến buổi tập diễn. Lúc này trong đầu bạn sẽ xuất hiện những tư duy tiêu cực ví dụ như: “điều này là không tốt!” Vì vậy, bạn nên nói với anh trai bạn để dừng lại, nếu không vì sự an toàn của chính anh ấy, hãy làm điều đó vì bạn. Trong trường hợp này, bạn đang kết hợp tư duy bi quan với sự lạc quan.
Khi chúng ta trải qua nhiều vấn đề trong cuộc sống và sẽ có những lúc chúng ta thấy dường như có những việc không thực sự hiệu quả. Xác định được rõ tâm trạng khi chúng ta chán nản là điều rất tốt, và là điều hoàn toàn bình thường khi nói về những việc không đúng. Sự tự tin có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn và nhắc nhở bạn về những khả năng có thể xảy ra mang tính lạc quan. Tư duy tiêu cực có thể giúp bạn tiến về phía trước, miễn là bạn không quá tập trung vào những điểm sai trái.
Làm thế nào để trở nên lạc quan hơn
Nếu bạn là người hay có xu hướng suy nghĩ bi quan, bạn sẽ thấy tốt hơn nếu bạn nhìn nhận những mặt tốt. Dưới đây là một số điều nên thử:
Lạc quan là một cách tư duy mà có thể học được, đồng nghĩa là bi quan không thể học được! Việc này có thể sẽ mất một thời gian, vì vậy đừng chán nản. Nhận thức rõ hơn về hai trạng thái này dần dần có thể giúp bạn bắt đầu nhận thấy nhiều cách để lạc quan hơn. Hãy tự nhủ với bản thân rằng, “Tôi có thể lạc quan hơn và tôi sẽ tiếp tục tập luyện!”
Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh
Nguồn: D’Arcy Lyness, Ph D