Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực hay còn được biết đến với tên gọi bệnh phấn khích – trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực gây ảnh hưởng đến các chức năng của não bộ.

Bệnh trầm cảm này lan rộng. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, ước tính có hơn 17.4 triệu người lớn mắc chứng trầm cảm mỗi năm. Cứ 7 người thì có 1 người mắc chứng này, nên rất có khả năng bạn hoặc một người quen của bạn có thể đang mắc chứng này. 

Ảnh minh họa: nguồn tham khảo

Trong tiếng anh, rối loạn lưỡng cực còn được gọi bởi nhiều tên khác nhau mặc dù tình trạng bệnh giống nhau: “manic depression”, “manic-depressive disorder”, manic-depressive illness”, “bipolar mood disorder”, “bipolar affective disorder”

Rối loạn lưỡng cực được chia thành 4 loại khác nhau:

1 Rối loạn lưỡng cực loại I

2 Rối loạn lưỡng cực loại II

3 Rối loạn tâm thần chu kỳ

4 Rối loạn lưỡng cực không điển hình

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần phân tích tình trạng bệnh và chia thành bốn loại bởi vì các triệu chứng của chứng rối loạn lưỡng cực ở mỗi người lại  biểu hiện khác nhau. Khi bác sĩ đã biết cụ thể bệnh tình của từng người, họ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị theo nhu cầu cụ thể.

Chứng rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng sao đến cuộc sống của mỗi người?

Chứng rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Đa số các trường hợp, các triệu chứng đầu tiên xuất hiện trong khoảng đầu những năm hai mươi tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy các biểu hiện đầu tiên của chứng rối loạn lưỡng cực có thể xuất hiện sớm hơn: Nó có thể xuất hiện từ tuổi vị thành niên, và ở trẻ con cũng có thể có những rối loạn.

Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn lưỡng cực có những hành vi không giống với những người trưởng thành bị rối loạn lưỡng cực làm. Chẳng hạn như trẻ mắc rối loạn lưỡng cực có thể thay đổi tâm trạng cực nhanh, và có những triệu chứng liên quan đến tâm trạng, chẳng hạn như dễ cáu gắt và hồi hộp, lo lắng trong thi cử. Nhưng những dấu hiệu này lại không dễ bắt gặp ở người lớn. 

Ảnh minh họa: nguồn tham khảo

Bởi vì chức năng của não bộ có liên quan đến cách mà người mắc chứng rối loạn lưỡng cực nghĩ, hành động, và cảm nhận. Điều này có thể gây khó khăn cho người khác để hiểu được tình trạng sức khỏe của họ.

Chứng rối loạn lưỡng cực không phải là biểu hiện của sự kém cỏi hay lỗi lầm; đó là một căn bệnh nghiêm trọng cần được chữa trị, giống như các chứng bệnh khác.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

Người mắc chứng rối loạn lưỡng cực sẽ có những lúc phấn khích và có những lúc trầm cảm. Nó không theo chu kỳ như thường mà thay đổi theo thời gian, từng giai đoạn cảm xúc sẽ tăng dần và theo nhịp, như quả lắc càng lắc càng đẩy cao hơn. 

Các triệu chứng của chứng rối loạn lưỡng cực bao gồm:

• Nói và nghĩ nhanh.

• Tràn đầy năng lượng.

• Không muốn ngủ. 

• Tâm trạng hưng phấn và sự lạc quan.

• Tăng hoạt động thể chất lẫn tinh thần.

• Dễ cáu gắt, thái độ hung hăng, và thiếu kiên nhẫn.

Ảnh minh họa: nguồn tham khảo

• Giảm khả năng phán đoán.

• Hành vi bất cẩn, như chi tiêu quá mức, đưa ra quyết định vội vàng, và hay lái xe đi lang thang.

• Khó tập trung.

• Quan trọng hoá vấn đề.

Các triệu chứng trầm cảm bao gồm:

• Không có hứng thú tham gia hoạt động bình thường.

• Buồn rầu hay tâm trạng mệt mỏi.

• Mất năng lượng hoặc mệt mỏi.

• Có cảm giác có lỗi hoặc vô dụng.

• Ngủ quá nhiều hoặc không ngủ được.

• Điểm số thấp và không có khả năng tập trung.

• Không có năng lượng làm bất cứ thứ gì.

• Chán ăn hoặc ăn uống vô độ. 

Ảnh minh họa: nguồn tham khảo

• Giận dữ, lo lắng, và hồi hộp trong thi cử.

• Luôn có suy nghĩ về cái chết. 

Ở người lớn, sự phấn khích hoặc trầm cảm thường kéo dài trong nhiều tuần hoặc một tháng. Với trẻ em và thanh thiếu niên, mặc dù, điều đó xảy ra ngắn hơn, nhưng với một đứa trẻ hay thanh thiếu niên hai cảm xúc đó có thể diễn ra xen lẫn nhau. 

Các diễn biến của sự phấn khích và sự trầm cảm có thể xuất hiện không theo thói quen hay chu kỳ nào, chúng xuất hiện thất thường, có lúc sự phấn khích sẽ xuất hiện sau khi trải qua giai đoạn trầm cảm và ngược lại. Đôi khi chúng diễn biến theo mùa. Ví dụ, một người bị trầm cảm vào mùa đông và theo sau đó là sự hưng phấn có vào mùa xuân. 

Vào khoảng thời gian ở giữa, những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực sẽ trở lại cuộc sống bình thường. Với một vài trường hợp đặc biệt, khoảng thời gian bình thường sẽ rất ít thậm chí là không có. Sự thay đổi trạng thái diễn ra của tốc độ nhanh chậm thường là nhanh khi chuyển từ trạng thái hưng phấn sang trạng thái trầm cảm, và tập trung nhiều ở phụ nữ, trẻ con và người trưởng thành. 

Một số người mắc chứng rối loạn lưỡng cực tìm đến rượu và ma tuý bởi vì họ cảm thấy tốt hơn. Nhưng sử dụng rượu và thuốc có thể dẫn đến hậu quả tai hại cho người mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Lạm dụng chúng có thể làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn, cũng như làm cho bệnh khó để các bác sĩ để chẩn đoán.

Ảnh minh họa: nguồn tham khảo

Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực?

Các bác sĩ và các nhà khoa học chưa thể xác định ra chính xác nguyên nhân gây nên chứng rối loạn lưỡng cực, nhưng họ tin rằng có yếu tố sinh hóa, và sự di truyền, thêm vào đó là yếu tố môi trường. Họ tin rằng những điều kiện, yếu tố trên được gây ra bởi sự cân bằng giữa các hoá chất não và các chất dẫn truyền thần kinh. Nếu các chất dẫn truyền thần kinh không được cân bằng, hệ thống điều khiển tâm trạng trong não bộ sẽ hoạt động không hiệu quả. 

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nếu trong gia đình có thành viên từng mắc chứng này, nguy cơ phát triển bệnh này ở các thành viên còn lại trong gia đình là rất cao. Song nó không đồng nghĩa với việc nếu gia đình bạn có người bị mắc bệnh này thì chắc chắn bạn sẽ bị, điều này hoàn toàn không đúng! Thậm chí trong những cuộc nghiên cứu trên các cặp song sinh được lớn lên trong cùng một nhà, các nghiên cứu cho thấy chỉ có một trong hai người bị mắc. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu để xác định yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến rối loạn lưỡng cực không. 

Nhân tố môi trường cũng tác động đến nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực. Đối với một số thanh thiếu niên, stress, bố mẹ ly dị, hoặc gặp phải những sự kiện gây chấn động tâm lý có thể sẽ có các dấu hiệu của bệnh. Đôi khi, việc phải trải qua những thay đổi ở độ tuổi dậy thì cũng có thể có khả năng mắc chứng này. Ở các bé gái, các triệu chứng có thể được gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. 

Chứng rối loạn lưỡng cực được chẩn đoán ra sao?

Hầu hết các chứng rối loạn lưỡng cực có thể được điều trị, nhưng điều đó cần được bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học chẩn đoán bệnh. Buồn thay, nhiều người mắc bệnh này lại không bao giờ được chẩn đoán hoặc không được chẩn đoán đúng cách. Mà không chẩn đoán khiến việc điều trị bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn. Một số bạn thiếu niên với không được chẩn đoán đúng và đúng thời điểm có thể sẽ phải nhập viện tâm thần để điều trị hoặc điều trị tại nhà, ngoài ra còn có thể bị lạm dụng. 

Ảnh minh họa: nguồn tham khảo

Bởi vì trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn lưỡng cực có hành vi không giống với người trưởng thành mắc bệnh này, một chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ phải quan sát hành vi của trẻ trước tiên, sau đó cẩn thận khi đưa ra chẩn đoán. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải có những thông tin đầy đủ của bệnh nhân trong quá khứ và hiện tại.

Các thành viên trong gia đình và bạn bè cũng có thể cung cấp thông tin của bệnh nhân để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tình đúng hơn. Bác sĩ cũng có thể muốn trẻ vị thành niên tham gia vào các cuộc kiểm tra để kiểm tra kỹ hơn. 

Chẩn đoán chứng rối loạn lưỡng cực rất khó khăn. Cho đến nay chưa hoặc không có bất kỳ xét nghiệm ở phòng thí nghiệm nào như chụp não hoặc xét nghiệm máu có thể chẩn đoán nó. Ở tuổi thanh thiếu niên, rối loạn lưỡng cực đôi khi cũng có thể bị nhầm lẫn với các căn bệnh như bệnh tâm thần phân liệt và chứng rối loạn căng thẳng, bị rối loạn khả năng tập trung (ADHD), và các rối loạn gây trầm cảm khác. Đó là lý do tại sao khi đi khám các bác sĩ cần đến thông tin của bệnh nhân càng chi tiết càng tốt. 

Làm sao các bác sĩ điều trị nó?

Mặc dù không có thuốc chữa chứng rối loạn lưỡng cực, song việc điều trị có thể giúp ổn định tâm trạng và giúp người ta quản lý và kiểm soát các triệu chứng. Giống như với những thiếu niên mắc bệnh lâu dài (chẳng hạn như bệnh hen, bệnh đái đường, hoặc chứng động kinh ), các bạn thanh thiếu niên bị rối loạn lưỡng cực cần phải có lịch làm việc với bác sĩ của họ và các chuyên gia y tế để kịp thời điều trị.

Cùng với đội ngũ y bác sĩ, thanh thiếu niên và gia đình sẽ phát triển kế hoạch điều trị. Các bạn thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn lưỡng cực sẽ có thể được điều trị bằng thuốc, ví dụ thuốc ổn định khí sắc, thuốc được kê bởi bác sĩ tâm thần hoặc các bác sĩ. Nhà tâm lý học và nhà tư vấn sẽ tư vấn hoặc điều trị tâm lý cho thanh thiếu niên và gia đình của họ. Bác sĩ là người sẽ quan sát các triệu chứng và cho lời khuyên nếu cần thiết.

Ảnh minh họa: nguồn tham khảo

Sống chung với chứng rối loạn lưỡng cực

Thanh thiếu niên thường phải đối mặt với nhiều vấn đề ở trường học, gia đình, công việc, và bạn bè. Đối phó với chứng rối loạn lưỡng cực là một thách thức rất lớn. Một độc giả mắc chứng rối loạn lưỡng cực 16 tuổi đã chia sẻ:

“Tôi từng trải qua tâm trạng rất tệ. Bố mẹ của tôi nghĩ tôi ghét họ, nhưng thực sự tôi đã bị ốm và tôi không hề nhận ra điều đó. Bây giờ tôi đang dùng thuốc để điều trị và hiện giờ tôi sống một cuộc sống rất bình thường. Gia đình và bạn bè tôi sẵn sàng hỗ trợ tôi, cùng với bác sĩ của tôi đã giúp tôi trở về bình thường. Tôi chỉ muốn các bạn thanh thiếu niên biết rằng mặc dù việc này là rất khó song không phải là không thể, việc điều trị sẽ giúp mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn.”

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực, hãy điều trị bằng thuốc của mình như toa thuốc bác sĩ kê, hãy nói bất kỳ sự thay đổi nào bạn cảm nhận được với bác sĩ, và tham gia liệu pháp trị liệu sẽ là chìa khóa để bạn có cuộc sống tốt hơn. Ngoài việc điều trị, hãy thay đổi một vài thứ trong lối sống thường ngày của bạn như giảm căng thẳng áp lực, ăn tốt, ngủ ngon và tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn có cuộc sống khoẻ mạnh. Và nhiều nhiều thanh thiếu niên đã tìm đến các nhóm dành cho người mắc chứng rối loạn lưỡng cực để tìm sự trợ giúp. 

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh

Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang