Vì sao trẻ vị thành niên cảm thấy buồn?

Ảnh minh họa – Nguồn tham khảo

Vị thành niên là giai đoạn trẻ ở độ tuổi từ 10 đến 19, nằm ở giữa thời thơ ấu và trưởng thành. Đó là giai đoạn duy nhất bởi nhiều lý do.

  • Nhân cách trưởng thành ở tuổi vị thành niên. Những trẻ vị thành niên phát triển ý tưởng rõ ràng về bản thân, yêu và ghét, điểm mạnh và điểm yếu của chúng.
  • Có những sự thay đổi thể chất trong cơ thể trẻ và chúng trở nên trưởng thành về tình dục. Điều này có nghĩa là chúng cảm thấy cuốn hút về tình dục với người khác. Và tất nhiên chúng trở nên nhạy cảm hơn khi người khác cảm thấy chúng lôi cuốn.
  • Đây là thời kỳ có các quyết định quan trọng về học tập và sự nghiệp.

Với tất cả những thay đổi lớn lao diễn ra vào thời kỳ này không lấy gì làm lạ rằng một số trẻ vị thành niên cảm thấy bị stress.

Vì sao trẻ vị thành niên cảm thấy buồn?

Trẻ vị thành niên cảm thấy buồn vì nhiều lý do:

  • Vì đời sống gia đình không hạnh phúc. Ví dụ: nạn bạo lực, lạm dụng,…
  • Bởi vì trẻ cảm thấy thất vọng với việc học tập tại trường. Ví dụ: kết quả học tập không như ý muốn.
  • Bởi vì chúng không thể ở bên người mà chúng yêu – tình yêu bị ngăn cấm bởi cha mẹ, hoặc bị người mình thích từ chối.
  • Bởi vì sức khỏe thể chất yếu.
  • Bởi vì bị bạo lực hay lạm dụng.
  • Bởi vì trầm cảm hay loạn thần.
  • Bởi trẻ đan lạm dụng rượu bia hoặc ma túy.

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên:

Trầm cảm là vấn đề hay gặp ở trẻ vị thành niên. Nó thường hiện diện cùng với các triệu chứng thực thể, thường liên quan đến những khó khăn học tập ở trường. Những đặc điểm phổ biến của trầm cảm tuổi vị thành niên:

  • Đau đầu; đau và nhức ở những chỗ khác.
  • Khó tập trung.
  • Khó ngủ.
  • Giảm cảm giác ngon miệng.
  • Thu rút khỏi gia đình và bạn bè.
  • Cảm thấy buồn về bản thân, ví dụ: cảm thấy mình không hấp dẫn hay thông minh bằng các bạn khác.
  • Trở nên buồn rầu, dễ cau có, và hay ẩu đả với các thành viên trong gia đình hay bạn bè.
  • Cảm thấy cuộc sống vô nghĩa.
  • Có ý định tự sát.
  • Dễ cáu.

Trầm cảm có thể tác động đến trẻ vị thành niên theo nhiều cách:

  • Học kém ở trường.
  • Có quan hệ không tích cực với gia đình và bạn bè.
  • Tăng nguy cơ thực hiện các hành vi tự hại (thậm chí là tự tử).
  • Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích.

Khi gia đình, người thân nhận thấy trẻ có những biểu hiện thay đổi về tính khí cũng như về mối quan hệ với mọi người, thì đó là lúc trẻ rất cần đến những sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ những nhà trị liệu. Với tư cách là nhà trị liệu, họ sẽ:

  • Lắng nghe miêu tả của trẻ về những cảm giác của chúng và xem trẻ đang lo lắng về điều gì.
  • Giúp trẻ thiết lập được mối liên hệ giữa những cảm giác và tình huống stress mà trẻ đang phải đối mặt. Từ đó giúp trẻ ít sợ hay ít căng thẳng hơn khi đối mặt với những vấn đề của chúng.
  • Khuyến khích trẻ chia sẻ vấn đề của chúng với những người xung quanh mà chúng tin tưởng: bố mẹ, bạn bè,… Thường thì trẻ vị thành niên không thể chia sẻ những cảm nhận của nó với bố mẹ, điều này thậm chí làm cho tình huống trở nên xâu – trẻ cư xử kiểu hờn dỗi; bố mẹ thì cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất kiên nhẫn với cách ứng xử của trẻ; và điều này làm trẻ cảm thấy bất hạnh hơn.
  • Gợi ý cho trẻ những phương án giải quyết thực tế.
  • Hướng dẫn trẻ một số bài tập thư giãn để giúp trẻ tập trung, kiểm soát tốt hơn cảm xúc và hành vi của mình.
  • Giúp trẻ tự nhận thức được tác hại đến từ việc lạm dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Đến một mức độ nào đó, thuốc trầm cảm cũng là một trong những lựa chọn của nhà trị liệu.

Nguồn tham khảo: TS.BS. Vikram Patel, Cẩm nang chăm sóc sức khỏe tâm thần “Nơi không có bác sĩ tâm thần”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang