Chủ nghĩa khủng bố

Chủ nghĩa khủng bố là hành vi bạo lực của những người muốn gây chú ý bởi mục đích của họ. Khi một cuộc khủng bố tấn công, dường như cả thế giới trở nên đảo lộn và khó hiểu. Thật khó để tin những gì đã xảy ra hoặc ai đó có thể làm điều tương tự như vậy.
Hành vi khủng bố đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới trong nhiều năm gần đây. Tại Hoa Kỳ, các cuộc tấn công tồi tệ nhất xảy ra vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Trong những năm tiếp theo, các cuộc tấn công khác cũng xảy ra ở Tây Ban Nha, London, và những nơi khác.

Chủ nghĩa khủng bố làm mọi người sợ hãi vì không ai biết khi nào và nơi nào nó sẽ diễn ra. Vậy làm thế nào để bạn đối phó với tất cả những việc này? Dưới đây là một số điều bạn có thể tham khảo:

Hãy xem lại nỗi sợ của bản thân: Thông thường bạn thường lo lắng về sự an toàn của bản thân và gia đình. Mặc dù cơ hội của bạn bị tấn công là rất, rất nhỏ, những hình ảnh bạn nhìn thấy trên TV hay trên các trang mạng trực tuyến khiến bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Nguồn: Sưu tầm

Chia sẻ cảm xúc của bạn: Tức giận, buồn, sợ hãi là một số phản ứng bạn có thể có. Đừng xấu hổ hoặc sợ phải bày tỏ cảm xúc của bạn. Chỉ cần nói chuyện và chia sẻ cảm xúc với cha mẹ, bạn bè, giáo viên và họ có thể giúp bạn cũng như giúp chính bản thân họ.

Chăm sóc bản thân: Mất ngủ, chán ăn, và lo lắng quá nhiều có thể khiến bạn bị bệnh. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, ăn uống đúng cách, tập thể dục, và giữ thói quen ngày thường càng nhiều càng tốt. Có thể việc này hơi khó làm, nhưng nó có thể giữ cho bạn khỏe mạnh và cảm thấy đỡ hơn trong quãng thời gian khó khăn này.

Hạn chế thời gian của bạn cho việc xem tin tức: Việc cập nhật các tin tức về những gì đang xảy ra là tốt, nhưng việc ngốn hàng giờ để xem các tin báo có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng và buồn.

Hãy tôn trọng người khác: Bạn có thể đã nghe một số quốc gia, tôn giáo, hoặc các nguyên nhân chính trị bị đổ lỗi vì chủ nghĩa khủng bố. Nhưng rất ít người tin vào việc giết hại và làm tổn thương những người vô tội nhằm làm rõ quan điểm của họ. Hãy dừng việc đưa ra những định kiến ​​bằng cách đổ lỗi cho cả một nhóm người, hoặc không thích những người đó chỉ bởi vì đất nước nơi họ sinh ra, hoặc đức tin họ, cách họ ăn mặc, hay màu da của họ.

Tham gia các hoạt động cùng mọi người:Tham gia vào các buổi cầu nguyện với nến, lễ nghi tôn giáo, các buổi lễ tưởng niệm, hoặc các sự kiện khác có thể giúp ích cho bạn. Đó là một cách để cho bạn bày tỏ sự quan tâm và thấy rằng cộng đồng đang gắn kết lại trong một thời gian buồn.

Nguồn: Sưu tầm

Nhận sự hỗ trợ: Một việc chấn thương có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ, nhưng nếu cảm xúc của bạn làm cho bạn không thể tiếp tục các hoạt động và làm những việc bình thường, như đi học thì đã đến lúc tìm kiếm sự giúp đỡ. Hãy nói chuyện với cha mẹ, giáo viên, hoặc tư vấn viên, để bạn có thể nhận được sự trợ giúp mà bạn cần.

Nguồn: Sưu tầm

Luợc dịch: Nguyễn Ánh Linh 
Nguồn: D’Arcy Lyness, Ph D 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang