Trong số các bạn bè và bạn học của bạn, sẽ có những người cao lớn hay ham đọc sách, hay những người luôn cười và thân thiện, hoặc những người biết cách đặt mọi thứ trong tầm kiểm soát. Bạn sẽ đôi khi bắt gặp những việc này, và nó khiến bạn cảm thấy xấu hổ, hoặc cảm thấy kém cạnh.
Bạn có thể đã nghe câu nói này trước đây: Không ai hoàn hảo. Điều này đúng, trong một thế giới khi mà mọi người có vẻ hoàn hảo, hoặc ít nhất là họ biết kiểm soát tất cả mọi thứ, chúng ta thường thấy mình bất thường hoặc chưa đủ tốt. Tất cả mọi người đều sẽ có những vấn đề riêng của bản thân họ, chỉ là họ có thể hiện ra hay không.
Các dấu hiệu nhận biết
Đó là khoảng thời gian khi tôi bắt đầu học kỳ ở trường trung học phổ thông vào mùa xuân, đây là một trong khoảng thời gian vô cùng căng thẳng đối với nhiều học sinh. Tôi đã học tập rất chăm chỉ ở trường, làm việc, học bài, luyện tập bóng đá ban đêm và tập luyện ban nhạc cho màn nhạc kịch ở trường học. Nói một cách nhẹ nhàng thì tôi bị quá tải.
Vào một tối khi tôi đang trong lúc chuẩn bị cho buổi tập dượt cuối cùng trước buổi diễn, tôi bắt đầu suy nghĩ về bạn trai của tôi. Chúng tôi hẹn hò từ đầu năm học, và bởi vì anh ấy là mối tình đầu của tôi, tôi chưa có kinh nghiệm trong những việc như này. Tối đó tôi luôn suy nghĩ về mối quan hệ của chúng tôi. Tôi tự hỏi mối quan hệ của chúng tôi sẽ đi tới đâu? Đó có phải là một mối quan hệ tốt và lành mạnh hay không? Dựa trên điều gì để kết luận?
Ảnh minh họa: Nguồn sưu tầm
Mặc dù đó là những câu hỏi rất bình thường, nhưng tôi lại phản ứng hơi quá về những chuyện này, cả về thể chất và trong tâm lý của tôi. Tôi không thể tập trung vào việc chơi nhạc, và tôi bắt đầu căng thẳng, thở gấp và lo lắng, nghĩ rằng bạn trai sẽ rời bỏ tôi và thế giới của tôi sẽ sụp đổ. Tôi vẫn luôn tưởng tượng ra những hậu quả tồi tệ nhất, cho đến cuối cùng tôi cũng không thể tiếp tục tập nhạc và tôi đã rời khán phòng trong suốt buổi tổng duyệt và chạy đến phòng tắm và bắt đầu nôn.
Chìm sâu trong sự lo lắng
Sau đêm đó, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Tôi đã nghỉ học 3 ngày và nói với mẹ tôi rằng tôi bị ốm. Tôi không muốn ăn gì trong 3 ngày, tôi biết là do nỗi sợ hãi của tôi chứ không phải tôi bị ốm vì bệnh.
Trong suốt 3 ngày đó, tôi nằm trên giường và luôn lo lắng. Tôi đã cố gắng ném đi những gì đang làm phiền tôi, và quyết định rằng bất kỳ mối quan hệ nào làm phiền tôi cũng đều không tốt. Tôi đã chia tay với bạn trai của tôi, và nghĩ rằng việc đó có thể giải quyết được vấn đề, nhưng khi tôi đã làm điều đó tôi vẫn cảm thấy lo lắng. Tôi đã tìm ra nguyên nhân, có lẽ do tôi đã quá căng thẳng. Tôi không tham gia vào đội bóng đá nữa và hy vọng điều đó sẽ giúp ích cho tôi.
Ảnh minh họa: Nguồn sưu tầm
Nhưng không, bây giờ tôi thậm chí còn cảm thấy tồi tệ hơn. Vẫn còn quá nhiều việc phải lo lắng, ví dụ như người yêu cũ đã nghĩ gì về tôi? Liệu rằng anh ấy có ghét tôi không? Liệu rằng anh ấy có muốn quay lại với một người như tôi? Liệu huấn luyện viên bóng đá có nghĩ rằng tôi chỉ là một kẻ bỏ cuộc? Tôi là một kẻ bỏ cuộc.
Tôi bắt đầu nhận thấy rằng tôi đã trở nên dễ dàng bị phân tâm trong khi học tập, làm việc. Trong lớp học, tôi không tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm, tôi liên tục lo lắng về bạn bè và cuộc sống của tôi, và tự hỏi liệu tôi có bình thường không? Trong lớp tâm lý học, tôi không thể ngồi học được. Tôi chắc chắn rằng chúng tôi đã bắt đầu học về vật liệu mới, mọi người sẽ nhận ra rằng tôi khác thường hoặc thậm chí là điên. Liệu rằng tôi có bị tâm thần phân liệt? Nếu thật vậy, thì tôi chắc chắn sẽ phải vào một bệnh viện, hoặc bị điên, cô đơn, và bị lãng quên.
Trong vài tuần tới, mọi thứ sẽ được cải thiện. Tôi quá lo lắng và bồn chồn tới mức không thể ngồi yên. Có lẽ đây là thời gian tồi tệ nhất của tôi, tôi đã không thể ăn được bất cứ thứ gì vì quá lo lắng.
Bố mẹ tôi bắt đầu lo lắng rằng tôi bị chứng chán ăn, và tôi không muốn để họ hiểu lầm. Tôi muốn ăn, tôi rất khoẻ mạnh, nhưng cơ thể của tôi lại không vậy. “Đừng lo lắng” bố mẹ tôi nói với tôi “Con chưa cố gắng hết mình mà thôi. Nếu con cố gắng hơn, con có thể dừng chuyện này lại.”
Nhưng thật sự tôi đã cố gắng rất nhiều, bố mẹ nghĩ tôi muốn như thế sao? Đây không phải là tôi. Tôi là người luôn hạnh phúc, vui vẻ, và nhẹ nhàng nếu không muốn nói là thảnh thơi. Bây giờ tôi chỉ biết khóc và lo lắng, tôi bị sụt cân, và ít giao tiếp với bạn bè của tôi, có như vậy họ sẽ không thể biết những gì đã xảy ra với tôi. Song bố mẹ tôi biết có điều gì đó đang xảy ra với tôi và họ cần phải can thiệp. Và tôi phải gặp nhà tâm lý học để giải quyết vấn đề.
Gặp gỡ nhà tâm lý học
Tôi cầu xin cha mẹ đừng bắt tôi đi, song họ vẫn yêu cầu tôi phải đi, chúng tôi đã cãi nhau rất to vì họ đã buộc tôi phải làm điều mà tôi không muốn. Khi đó, tôi đã rất ghét nhà tâm lý học và cho cha mẹ tôi thấy việc này vô nghĩa như thế nào.
Nhưng sau đó khi tôi thực sự đã có cuộc nói chuyện với nhà tâm lý học và phát hiện ra rằng thật ra chuyện này không hề vô nghĩa. Anh ấy muốn giúp tôi, chứ không phải muốn biết chuyện và để nói lại với bố mẹ tôi, không bắt ép tôi phải tham gia vào một tổ chức, hay ép buộc bất kỳ hành động nào, chỉ đơn giản là để nói chuyện.
Ảnh minh họa: Nguồn sưu tầm
Vì vậy, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện. Anh ấy nói với tôi rằng tôi đã bị chứng rối loạn lo âu tổng quát (GAD), và chúng tôi đã thử các kỹ thuật để giúp tôi vượt qua những lo lắng , chẳng hạn như tập thở, không vội vàng đi tới các kết luận tiêu cực, và suy nghĩ một cách hợp lý. Tuy nhiên, mặc cho tôi đã rất cố gắng với các kỹ thuật này, song tôi vẫn không thể loại bỏ được lo lắng trong mình. Nhà tâm lý học của tôi đề nghị tôi đến gặp một bác sĩ tâm thần học người có thể giúp tôi kê đơn thuốc vào lúc này. Mặc dù sau lần gặp đầu tiên, tôi nói rằng tôi không chịu uống thuốc, nhưng thật lòng tôi trở lại là tôi ngày trước nên tôi đã đồng ý.
Bắt đầu lại từ đầu
Với những lời khuyên của bác sĩ tâm thần và theo toa thuốc tôi bắt đầu dùng một loại thuốc chống lo âu dành cho thanh thiếu niên. Tôi cũng tiếp tục điều trị với nhà tâm lý của tôi. Và dần dần trong vài tuần sau đó, tôi đã có khả năng quản lý các nỗi lo lắng. Cuộc sống của con người không bao giờ là không có lo lắng, các mối quan tâm của tôi bây giờ đều trở thành hiện thực. Bố mẹ và bạn bè tôi đã đưa tôi trở lại cuộc sống, nhưng quan trọng nhất, tôi đã trở lại. Tôi trở lại chính tôi.
Tôi không hoàn hảo, nhưng tôi cũng không điên. Khoảng 40 triệu người Mỹ ở tuổi trưởng thành bị mắc chứng rối loạn lo âu, không tính đến những người dưới 18 tuổi hoặc những người có thể có rối loạn lo âu trong quá khứ! Biết điều này tôi cảm thấy bớt cô đơn hơn; rằng có người cũng đang trải qua tình trạng giống tôi.
Ảnh minh họa: Nguồn sưu tầm
Đối phó với lo lắng là một trong những thách thức lớn nhất của cuộc đời tôi, nhưng điều đó sẽ khiến tôi trưởng thành hơn, mạnh mẽ và tự tin hơn. Tôi đã học được một điều rằng tôi không thể sống trong sợ hãi và lo âu mãi được, và với những trở ngại phát sinh tôi đều có thể giải quyết được. Tôi đã học được cách đối mặt với rủi ro và với những thách thức. Và phần thưởng cho việc cố gắng, tôi nhận thấy dù tôi thành công hay không, thì tôi không nên để cho những lo lắng ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi, và tôi phải động viên bản thân tôi cố gắng hết sức.
Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh
Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D