Hành vi hung hăng thụ động (gây hấn thụ động – passive agression)

Gây hấn thụ động

Hành vi gây hấn thụ động (passive-aggressive behaviour) là một dạng hành vi lặp đi lặp lại của việc biểu lộ cảm xúc tiêu cực một cách gián tiếp thay vì công khai giải quyết chúng. Có một sự không nhất quán giữa những gì người gân hấn thụ động nói và những gì họ làm.

Thay vì nổi giận rõ rệt, một số người thể hiện thái độ thù địch theo những cách gây hấn thụ động với mục đích làm tổn thương và gây nhầm lẫn mục tiêu của họ. Hầu hết mọi người sẽ phải đối phó với hành vi gây hấn thụ động từ những người khác trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của họ, ví dụ như một người bạn cùng phòng để lại một lời nhắn nhủ ‘‘ngọt ngào’’ về một chiếc cốc chưa được rửa, hoặc được báo cáo một đồng nghiệp “quên” hoàn thành công việc.

Ảnh minh họa: nguồn tham khảo

Hành vi gây hấn thụ động có thể gây khó chịu cho mục tiêu vì nó khó xác định, khó chứng minh và thậm chí đôi khi chỉ là hành động, lời nói vô ý. Hành vi gây hấn thụ động có thể dẫn đến nhiều vấn đề xung đột và riêng tư hơn bởi nhiều người cảm thấy khó khăn khi bắt đầu một cuộc trò chuyện trực tiếp và trung thực về vấn đề trước mắt.

Xúi giục hoặc tức giận chỉ khiến người gây hấn thụ động trở nên cảnh giác, thường dẫn đến việc họ đưa ra lời bào chữa hoặc từ chối mọi trách nhiệm. Nghiên cứu gần đây cho thấy có nhiều cách lành mạnh hơn để đối phó với hành vi này và xử lý các rắc rối trong mối quan hệ.

Làm thế nào để chúng ta nhận biết được những người hung hăng thụ động?

Mặc dù hành vi gây hấn thụ động có thể khó xác định, các chuyên gia đồng ý rằng có một số dấu hiệu phổ biến bao gồm từ chối thảo luận về một vấn đề theo cách trực tiếp và cởi mở, trốn tránh trách nhiệm và làm việc không hiệu quả.

Ảnh minh họa: Từ chối thảo luận trực tiếp để giải quyết vấn đề
Nguồn: Sưu tầm

Người hung hăng thụ động thường để lại một công việc dở dang hoặc gần xong. Họ thường xuyên hoàn thành muộn và thường gây khó khăn một cách tinh vi cho những người khác khi họ không đồng ý với hành động. Họ thường dùng đến cách đối xử im lặng hoặc những lời khen tặng “trái tai” để quan điểm của họ được để ý.

Cách đối phó

Sự gây hấn thụ động thường bắt nguồn từ một số cảm xúc tiềm ẩn như tức giận, buồn bã hoặc bất an mà bản thân người bệnh không ý thức được. Hành vi hung hăng thụ động có thể là biểu hiện của những cảm xúc đó hoặc cố gắng giành quyền kiểm soát trong một mối quan hệ. Việc thể hiện sự tức giận hoặc thất vọng có thể sẽ thúc đẩy người đó tiếp tục hành xử theo cách tương tự.

Do đó, để làm chủ cảm xúc của bạn. Hít một hơi thật sâu hoặc tạm thời quên đi vấn đề trước khi trả lời. Hãy cố gắng giải quyết những vấn đề của người có triệu chứng một cách trực tiếp. Nếu sếp của bạn âm thầm nhận xét bạn khi bạn không trong văn phòng, hãy hỏi trực tiếp họ nếu cần bạn ở lại muộn hoặc liệu có dự án nào cần phải được hoàn thành.

Cần chứng tỏ rằng bạn coi trọng quan điểm của những người đó. Nhưng bạn cũng không nên xin lỗi họ vì những lỗi sai vô căn cứ hay nói cách khác là xoa dịu họ.

Nếu có thể, giải pháp tốt nhất thường là tránh chạm mặt với những người này quá lâu. Nhưng nếu trong trường hợp bạn bắt buộc phải đối mặt hãy tránh bị buộc tội, bạn nên bình tĩnh giải thích với họ bản thân cảm thấy như thế nào đối với hành vi của người ấy.

Ảnh minh họa: nguồn tham khảo

Nguồn:

Beautifulmindvn

Psychologytoday

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang