Đối với Walker thì phòng riêng của anh ấy chính là ốc đảo. Đó là nơi anh ấy nghe nhạc, làm bài tập về nhà, chơi các trò chơi trực tuyến, và trò chuyện với bạn bè. Nó trông giống như một phòng ngủ thông thường, ngoại trừ những thứ giấu trong gầm giường. Đó là nơi Walker cất giấu những món đồ ăn nhẹ và vỏ hộp bánh kẹo.
Walker vừa mới ăn một gói bánh quy lớn và một túi kẹo chíp trong khi anh ấy chưa hoàn thành bài tập về nhà. Anh ấy muốn có nhiều kẹo chíp hơn để ăn trong lúc anh ấy làm toán. Anh ấy ghét sự thừa cân, nhưng anh ấy dường như không thể ngừng ăn. Mặc dù anh ấy cảm thấy có lỗi và ghê tởm với chính mình, nhưng ngay lúc này anh ấy không thể dừng hành động ăn lại.
Ăn uống vô độ
Nếu bạn ăn socola trong dịp Halloween hoặc ăn bánh bí ngô tại Lễ tạ ơn, và bạn cảm thấy không thoải mái trong người, bạn biết những món ăn đó khiến bạn có cảm giác bị đầy, bị chướng. Việc ăn quá nhiều đồ ăn trong khoảng thời gian là điều không nên, tuy nhiên hầu hết mọi người vẫn thường làm điều đó.
Đối với trẻ vị thành niên trong giai đoạn trưởng thành, cơ thể cần thêm chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của cơ và xương. Vì vậy, nếu bạn trải qua những giai đoạn mà tự dưng bạn cảm thấy thích ăn nhiều hơn thì đó chính là lý do.
Tuy nhiên, việc ăn uống vô độ là khác với sự thèm ăn như nói ở trên hoặc ăn quá nhiều trong những ngày lễ. Những người ăn uống vô độ thường ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết. Họ thường ăn một cách nhanh chóng, ăn uống khi bị căng thẳng hoặc khi họ buồn bã (thay vì ăn chỉ khi họ đói), và làm những việc khác song song với việc ăn (như xem truyền hình hoặc làm bài tập ở nhà). Họ không ngừng ăn mặc dù bụng đã đầy.
Những người ăn uống vô độ thường bị thừa cân vì calo nạp vào vượt quá mức mà cơ thể cần để duy trì. Kết quả là họ cảm thấy tự ti về bản thân, cảm thấy rằng họ không tự chủ được bản thân, và không hài lòng về cân nặng, hình dạng hoặc bề ngoài của họ.
Ăn uống vô độ nguy hiểm hơn là chỉ ăn nhiều. Những người mắc vấn đề này, họ không muốn bị thừa cân, trái ngược lại họ muốn có thể được cơ thể gầy và khỏe mạnh. Họ thường xuyên bị hiểu lầm như vậy. Tuy vậy không dễ dàng để nghĩ đến việc ngừng ăn. Với những người mắc chứng ăn uống vô độ, họ cảm thấy khó có thể kiểm soát mọi việc liên quan đến ăn uống. Đó là lý do tại sao chứng ăn uống vô độ cũng được xem như hình thức ép ăn.
Cảm xúc thường đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Những người ăn uống vô độ thường ăn quá nhiều khi họ cảm thấy căng thẳng, khó chịu, đau đớn, hoặc tức giận. Nhiều người cảm thấy đó là cách thức khiến họ cảm thấy được an ủi và nhẹ nhõm. Nhưng sau đó, họ lại có cảm giác ân hận và buồn về việc không kiểm soát được việc ăn uống.
Ăn uống vô độ là một sự lựa chọn để họ giải quyết với các cảm xúc khó khăn. Thông thường, những người mắc chứng ăn uống vô độ sẽ không nhận thức được điều gì khiến họ phải ăn quá nhiều.
Nguyên nhân mắc chứng ăn uống vô độ?
Hầu hết các chuyên gia tin rằng có sự liên kết giữa gen, cảm xúc và hành vi của một người với chứng rối loạn ăn uống.
Một số người bị chứng này vì lý do sinh học. Ví dụ, vùng dưới đồi (phần não kiểm soát sự thèm ăn) có thể hoạt động không hiệu quả khi gửi đi tín hiệu của cơ thể no hay đói. Và serotonin, một chất trong não bộ có ảnh hưởng đến tâm trạng và một số hành vi bắt buộc, cũng đóng vai trò tác động đến việc ăn uống.
Trong hầu hết các trường hợp, thói quen ăn quá nhiều khi còn bé sẽ dần trở thành chứng ăn uống vô độ khi con người trưởng thành. Những thói quen này có thể là kết quả trong cách ăn uống ở các gia đình.
Sự kết hợp giữa thức ăn với sự ủng hộ và tình yêu là điều hoàn toàn bình thường, nhưng đôi lúc thức ăn được con người sử dụng quá nhiều, nó như một cách để xoa dịu hoặc an ủi. Khi đó, trẻ em có thể lớn lên với thói quen ăn quá nhiều nhằm xoa dịu bản thân khi chúng cảm thấy bị áp lực. Chúng hành động như vậy có thể vì chúng đã không được học cách khác để ứng phó với căng thẳng.
Một số trẻ em khi trưởng thành tin rằng cảm giác bất hạnh hoặc buồn bã nên được dẹp bỏ và chúng chọn cách ăn uống để làm điều này. Một số người lại cảm thấy rằng ăn là việc duy nhất trên đời có thể khiến họ kiểm soát khi họ lâm vào những tình huống bế tắc hay đau buồn.
Thật khó để biết có bao nhiêu trẻ vị thành niên mắc chứng này. Cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc chứng bệnh này. Nhưng bởi vì mọi người thường cảm thấy xấu hổ về hành vi ăn uống vô độ của bản thân nên nhiều người không muốn nói ra về nó hoặc ngại tìm kiếm sự giúp đỡ. Ăn uống vô độ cũng là nguyên nhân khiến họ tăng cân không mong muốn.
Dấu hiệu của người ăn uống vô độ: Những người ăn uống vô độ có thể:
• Họ duy trì thói quen ăn uống ít nhất là một lần mỗi tuần trong vòng ba tháng.
• Ăn nhanh hơn những người khác.
• Ăn cho đến khi họ cảm thấy đủ thì thôi.
• Ăn nhiều thức ăn ngay cả khi không đói.
• Ăn một mình bởi vì họ cảm thấy xấu hổ bởi thứ họ ăn hoặc ăn quá nhiều.
• Cảm thấy khó chịu về việc ăn uống (ví dụ, xấu hổ hoặc thấy có lỗi).
Tìm sự giúp đỡ
Rất nhiều người có vấn đề về ăn uống gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ vì họ lo ngại xã hội sẽ nghĩ rằng họ bị béo phì vì thừa cân. Nhiều người không điều trị cho đến khi họ trưởng thành và cố gắng giảm cân. Nhưng nếu bạn nhận được sự trợ giúp từ khi còn nhỏ, bạn có thể rèn luyện được các kỹ thuật kiểm soát sự căng thẳng trong bản thân và giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khoẻ về sau.
Những người bị chứng rối loạn ăn uống cần được giúp đỡ bởi những chuyên gia vì các vấn đề như ăn uống có thể là do ảnh hưởng của các chất hóa học trong não và những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Các bác sĩ, chuyên gia tư vấn và các chuyên gia dinh dưỡng thường làm việc cùng nhau để giúp những người có chứng rối loạn ăn uống có thể kiểm soát được việc ăn uống, cân nặng và cảm giác của họ.
Bạn phải học cách ăn uống lành mạnh, tức là ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe của bạn. Các chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia ăn kiêng có thể giúp thanh thiếu niên và các gia đình học về cách ăn uống lành mạnh, nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần ăn, sự trao đổi chất và tập thể dục. Họ cũng giúp bạn lên kế hoạch ăn uống dựa vào nhu cầu của bạn và giúp bạn duy trì nó.
Các nhà tâm lý học và các nhà trị liệu khác có thể giúp thanh thiếu niên và các gia đình học cách đương đầu với những cảm xúc, suy nghĩ, căng thẳng và các yếu tố khác – thứ gây ra vấn đề ăn uống ở mỗi cá nhân.
Tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người, bác sĩ có thể kê toa thuốc cùng với liệu pháp và những lời khuyên về dinh dưỡng.
Những người bị chứng rối loạn ăn uống có thể cảm thấy tốt hơn khi có các thành viên trong gia đình và bạn bè ủng hộ. Tốt nhất là nên tránh những người có ý kiến tiêu cực về ăn uống hoặc cân nặng bởi vì những lời lẽ của họ khiến người khác cảm thấy họ cần phải tự phê bình bản thân, và điều đó chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.
Đôi khi các thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè chưa sẵn sàng để đối phó với các vấn đề ăn uống. Họ có thể lo lắng về việc ăn uống lành mạnh hơn hoặc phải tập thể dục nhiều hơn. Điều quan trọng là một người mắc chứng rối loạn ăn uống cần có cảm giác được ủng hộ khi họ đưa ra quyết định sống một cuộc sống lành mạnh hơn.
Ngoài ra cần phải xây dựng sự tự tin và tham gia một hoạt động ngoại khóa hoặc tìm kiếm sở thích mới. Tìm cách thể hiện cảm xúc, chẳng hạn như thông qua âm nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ hoặc viết lách, những cách này cũng có thể giúp một người phát triển các thói quen mới, khỏe mạnh hơn và kiểm soát căng thẳng tốt hơn.
Có thể mất một thời gian để trở lại cuộc sống sinh hoạt một cách lành mạnh hơn với việc ăn uống nhưng việc đầu tư vào sức khỏe, thể chất và tình cảm là điều nên làm. Cũng giống như việc bạn phát triển các kỹ năng, và đôi khi bạn cần sự hỗ trợ của một nhà trị liệu, huấn luyện viên, và gia đình hoặc bạn bè.
Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh
Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D