Chứng rối loạn ăn uống rất phổ biến ở Mỹ, ước tính cứ 100 sinh viên sẽ có khoảng từ 1-2 người mắc chứng bệnh này. Mỗi năm, hàng ngàn thanh thiếu niên có nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống, hoặc các vấn đề về cân nặng, ăn uống, hoặc ngoại hình.
Rối loạn ăn uống không chỉ đơn giản là các chế độ ăn kiêng để giảm cân hoặc tập thể dục hàng ngày. Chúng là những thái độ trong ăn uống và cách suy nghĩ về việc ăn uống, ví dụ trong chế độ ăn kiêng bạn không thể ngừng ăn mà chỉ là phải hạn chế hơn trong việc nạp vào. Hoặc có người nghĩ thay vì đi ra ngoài với bạn bè, họ phải chạy bộ để tiêu hao đi lượng calo đã nạp vào từ bữa ăn nhẹ trước đó.
Chứng rối loạn ăn uống hay gặp nhất là biếng ăn và chứng ăn ói. Các chứng rối loạn khác có liên quan đến chứng rối loạn ăn uống, như rối loạn thực phẩm thu nạp thực phẩm hạn chế/né tránh, chứng ăn uống vô độ, chứng ám ảnh ngoại hình, chứng sợ hãi thực phẩm, đang dần dần trở nên phổ biến và dễ bắt gặp hơn.
Chứng biếng ăn
Những người biếng ăn có một sự sợ hãi về việc tăng cân và một cách nhìn không đúng về ngoại hình của họ. Do đó, họ ăn ít hơn hoặc thừa cân mà không kiểm soát được. Nhiều thanh thiếu niên bị biếng ăn, họ hạn chế ăn uống bằng cách ăn kiêng, ăn chay hay tập thể dục quá mức. Họ hầu như không ăn gì cả, cho dù đó là một lượng nhỏ thức ăn cũng trở thành nỗi ám ảnh béo phì với họ đến mức họ cố gắng ăn càng ít càng tốt.
Những người biếng ăn có thể sẽ rơi vào tình trạng ăn uống vô độ hoặc uống rượu, họ ăn nhiều thức ăn và sau đó cố gắng để loại bỏ lượng calo bằng cách nôn ra, họ sử dụng một số loại thuốc hoặc thuốc nhuận tràng, hoặc tập thể dục quá mức, hoặc kết hợp tất cả những thứ trên.
Chứng ăn ói
Chứng ăn ói tương tự như biếng ăn. Với chứng ăn ói, họ có thể nuốt luôn đồ ăn (ăn quá mức) và sau đó cố gắng giảm cân theo những cách cực đoan, chẳng hạn như nôn ra hoặc tập thể dục mọi nơi mọi lúc để tránh tăng cân. Nếu làm theo cách nào lâu ngày có thể gây nguy hiểm cho cơ thể và cả tinh thần. Thậm chí nếu áp dụng hình thức này nhiều sẽ gây ra việc nghiện, khó để dừng lại.
Khi mắc chứng ăn ói, một người sẽ ăn uống theo cách vô độ và sau đó họ đẩy hết đống đồ ăn đó ra ngoài . Việc ăn uống vô độ khác với việc bạn đi đến một bữa tiệc và ăn thoả thích pizza, sau đó quyết định đi đến phòng tập thể dục vào ngày hôm sau và ăn uống điều độ hơn.
Những người bị chứng ăn ói, họ sẽ nạp vào một lượng lớn thức ăn trong một lúc (thường là đồ ăn vặt), thường họ giữ kín bí mật này không cho người khác biết. Đôi khi họ ăn đồ ăn sẵn hoặc đồ ăn đông lạnh, thậm chí có người lấy thực phẩm từ thùng rác. Họ thường cảm thấy không thể ngừng ăn uống và chỉ có thể dừng lại khi họ cảm thấy không thể chứa được thêm nữa, hoặc họ dùng đến các biện pháp cực đoan (như đổ muối trên một món tráng miệng để làm cho nó không thể ăn được) như vậy họ sẽ không muốn ăn và ngừng ăn. Hầu hết những người bị chứng ăn ói sau đó đều bị nôn mửa, cũng có thể họ dùng thuốc nhuận tràng hoặc tập thể dục quá mức.
Mặc dù chứng biếng ăn và chứng ăn ói khá giống nhau, song những người bị biếng ăn thường rất gầy và hoặc ít cân, còn những người có chứng ăn ói lại có cơ thể ở mức trung bình hoặc thừa cân.
Rối loạn ăn uống vô độ
Chứng bệnh này tương tự như biếng ăn và chứng ăn ói vì họ thường xuyên ăn uống. Song, không giống như các chứng rối loạn ăn uống khác, một người mắc chứng ăn uống vô độ không cố gắng đẩy thức ăn ra ngoài bằng việc nôn mửa.
Biếng ăn, ăn ói, và ăn uống vô độ đều liên quan đến các mô hình ăn uống không lành mạnh, chúng bắt đầu dần dần từ từ và sẽ đến một lúc mà một người cảm thấy không thể kiểm soát chúng được nữa.
Rối loạn thu nạp thực phẩm/né tránh (ARFID)
ARFID là một thuật ngữ mới mà khi nhắc tới một số người nghĩ rằng chỉ việc ăn uống khó tính hoặc ăn kiêng, song một số vấn đề liên quan đến ăn uống khác cũng có thể gây ra rối loạn. Những người bị ARFID không biếng ăn hay ăn ói, nhưng họ rất khó khăn với việc ăn uống, do đó lượng thức ăn họ nạp vào không đủ để giữ được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Các loại vấn đề ăn uống có thể được coi như mắc ARFID bao gồm:
• Khó tiêu hóa các loại thực phẩm nhất định.
• Tránh một số màu sắc hoặc kết cấu của một vài loại thức ăn.
• Khẩu phần rất ít.
• Không thèm ăn.
• E ngại khi ăn xong sẽ bị nghẹt thở hoặc bị nôn mửa
Vì họ không ăn đủ dinh dưỡng, nên những người mắc ARFID thường ít cân, nếu là trẻ nhỏ, chúng có thể không tăng cân hoặc tăng trưởng như mong đợi. Nhiều người mắc ARFID cần bổ sung lượng dinh dưỡng và lượng calo phù hợp mỗi ngày.
Những người mắc ARFID cũng có thể gặp phải các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, ở trường, hoặc với bạn bè vì những vấn đề ăn uống của họ. Ví dụ, họ không thể ra ngoài để ăn trưa khi ở trường , hoặc có thể mất quá nhiều thời gian để ăn khiến họ muộn học hoặc không có thời gian để làm bài tập về nhà của họ.
Một số người mắc chứng ARFID có thể mắc một rối loạn ăn uống khác, chẳng hạn như biếng ăn hoặc chứng ăn ói.
Dấu hiệu chứng biếng ăn và ăn ói
Đôi khi một người bị biếng ăn hoặc ăn ói cố gắng giảm cân hoặc hy vọng mình có được ngoại hình đẹp. Nhưng việc họ ăn ít hơn hoặc để nôn hay tập thể dục khiến họ nghiện và trở nên khó để dừng lại.
Trẻ vị thành niên bị biếng ăn hoặc người lớn thường cảm thấy lo sợ khi bị béo trong khi họ thậm chí không hề bị vậy. Có những người bị chứng biếng ăn cân thực phẩm trước khi ăn hoặc tính lượng calo trong tất cả đồ họ ăn. Nhiều người xem điều này là “bình thường” hoặc “tuyệt vời” sẽ muốn người khác để họ một mình, như vậy họ có thể bám vào chế độ ăn kiêng và họ sẽ sở hữu thân thể mảnh dẻ như họ mong muốn trong khi họ không hề biết rằng điều đó thậm chí có thể gây hại cho họ.
Làm thế nào để bạn nhận biết ai đó đang gặp rắc rối với chứng biếng ăn hay chứng ăn ói? Bạn không thể chỉ nhận biết bằng cách nhìn bề ngoài, bởi một người sụt cân vẫn có thể có một tình trạng sức khỏe tốt hoặc họ có thể giảm cân thông qua việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
Nhưng sẽ có một số dấu hiệu để nhận biết một người có mắc chứng biếng ăn hoặc ăn ói hay không.
Người bị biếng ăn có thể:
• Thân hình trở nên gầy gò, yếu đuối.
• Bị ám ảnh bởi việc ăn uống, ăn và kiểm soát cân nặng.
• Cân nhắc nhiều lần.
• Cố tình uống thêm nước để khi đi khám chuyên khoa họ vẫn đảm bảo đủ cân nặng.
• Tính lượng ăn một cách cẩn thận.
• Chỉ ăn những thực phẩm nhất định, tránh các loại thực phẩm như sữa, thịt, lúa mì, vv (tất nhiên, nhiều người bị dị ứng với những loại thực phẩm cụ thể hoặc ăn chay, tránh các loại thực phẩm nhất định)
• Tập thể dục quá mức.
• Luôn cảm thấy béo.
• Không muốn tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là những nơi có các bữa ăn và các bữa tiệc liên quan đến thực phẩm.
• Luôn thấy chán nản, hôn mê (thiếu năng lượng), và cảm thấy rất lạnh.
Khi ai đó mắc chứng ăn ói có thể có những triệu chứng như:
• Sợ tăng cân.
• Cực kỳ không hài lòng với kích thước, hình dạng, và trọng lượng cơ thể.
• Luôn có lý do để đi vệ sinh ngay sau bữa ăn.
• Chỉ ăn theo chế độ ăn kiêng hoặc ăn thức ăn ít chất béo (trừ trường hợp ăn uống vô độ)
• Thường xuyên uống thuốc nhuận trường, thuốc lợi tiểu, hoặc làm sạch ruột.
• Dành hầu hết thời gian của mình cố gắng tiêu thụ calo trong cơ thể.
• Không tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là những nơi có các bữa ăn và các bữa tiệc liên quan đến thực phẩm.
Nguyên nhân gì gây ra chứng rối loạn ăn uống?
Không ai thực sự chắc chắn về nguyên nhân gì gây ra chứng rối loạn ăn uống, mặc dù có nhiều lý thuyết nói về nó. Nhiều người mắc phải chứng rối loạn ăn uống từ năm 13 đến 17 tuổi. Đây là thời điểm hay thay đổi về cảm xúc và thể chất, áp lực học tập, và áp lực của bạn bè hơn.
Mặc dù trong khoảng thời gian này trẻ vị thành niên sẽ cảm thấy có sự thay đổi về cảm xúc, xong thanh thiếu niên có thể cảm thấy rằng họ không kiểm soát được sự tự do cá nhân của họ, thậm chí là cả cơ thể họ. Điều này là điều dễ nhận thấy trong giai đoạn dậy thì.
Đối với các bé gái, mặc dù việc bổ sung các chất béo cần thiết cho cơ thể là điều hoàn toàn bình thường vào giai đoạn dậy thì, xong một số phản ứng của cơ thể với việc thay đổi này đôi khi lại khiến một số bé gái nhầm lẫn dẫn đến việc có các hành động muốn thoát khỏi nó.
Khi bạn tự đặt cho bản thân những áp lực để được giống như những người nổi tiếng bạn cần nhớ rằng thực tế là cơ thể bạn ở độ tuổi dậy thì cần được phát triển và thay đổi, do đó không khó để hiểu tại sao một số thanh thiếu niên lại có thái độ tiêu cực về bản thân. Các ngôi sao ở độ tuổi thanh thiếu niên và vận động viên luôn muốn sở hữu những thân hình như các ngôi sao Hollywood, điều đó không chỉ riêng gì ở Hollywood mà còn dễ thấy ở các trường cấp ba.
Nhiều người bị chứng rối loạn ăn uống cũng có thể bị mắc chứng trầm cảm hoặc lo lắng, hoặc có gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Cũng có bằng chứng cho rằng rối loạn ăn uống có thể dễ mắc bởi sự di truyền, đó cũng là lý do chúng ta học được các giá trị và hành vi từ gia đình chúng ta.
Rối loạn thể thao và ăn uống
Các vận động viên và vũ công đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi rối loạn ăn uống trong thời kỳ dậy thì có thể vì họ ngăn chặn sự phát triển (cả chiều cao và cân nặng).
Các huấn luyện viên, thành viên trong gia đình và những người xung quanh có thể khuyến khích thanh thiếu niên tham gia một vài môn thể thao nhất định, chẳng hạn như thể dục dụng cụ, trượt băng và múa ballet, để đạt thân hình càng gầy càng tốt. Một số vận động viên và những người tham gia chạy đua cũng được khuyên giảm cân hoặc giảm bớt lượng mỡ trên cơ thể vào trong một khoảng thời gian nhất định đến khi họ đạt được đủ điều kiện.
Ảnh hưởng của rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống là bệnh nặng. Chúng thường đi cùng với các vấn đề khác như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, và kích thích việc sử dụng chất gây nghiện. Rối loạn ăn uống có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh, hay vấn đề sức khỏe thể chất nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim hoặc suy thận.
Người có trọng lượng cơ thể ít hơn 15% so với trọng lượng trung bình so với chiều cao sẽ không thể có được sức khoẻ tốt bởi họ sẽ không có đủ lượng mỡ cần để duy trì hoạt động cho các cơ quan trong cơ thể. Trong những trường hợp bị nặng, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng nghiêm trọng và thậm chí là tử vong.
Với chứng biếng ăn, cơ thể bị mất chất nghiêm trọng và sự thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến cơ thể bằng nhiều cách:
• Giảm huyết áp, nhịp tim, và nhịp thở.
• Rụng tóc và móng tay.
• Không có kỳ kinh nguyệt.
• Mọc tóc
• Có cảm giác lâng lâng hoặc khó có thể tập trung.
• Thiếu máu.
• Sưng khớp.
• Thiếu canxi dẫn đến việc xương giòn.
Với chứng ăn ói, nôn mửa và thiếu chất dinh dưỡng có thể gây ra những vấn đề này
• Đau dạ dày liên tục.
• Tổn hại đến dạ dày và thận.
• Sâu răng (do tiếp xúc với acid dạ dày)
• Phồng má.
• Không có kỳ kinh nguyệt.
• Mất khoáng kali (điều này có thể góp phần vào các vấn đề về tim và thậm chí tử vong)
Một người mắc chứng rối loạn ăn uống và cơ thể bị thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và một số bệnh khác liên quan đến thừa cân.
Những nỗi đau tinh thần được gây ra bởi chứng rối loạn ăn uống. Khi ai đó bị ám ảnh bởi trọng lượng của họ, rất khó để họ tập trung vào những việc khác. Nó có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi và luôn phải theo dõi lượng thức ăn họ ăn và tập thể dục, họ luôn trong một trạng thái căng thẳng liên tục về thức ăn và ngoại hình. Thật dễ hiểu để thấy tại sao khi bạn bị mắc chứng rối loạn ăn uống bạn có thể trở nên bị động và không mấy giao tiếp với bên ngoài. Rất khó để bạn có thể tham gia vào bữa ăn nhẹ và các bữa ăn với bạn bè hoặc gia đình, thậm chí bạn luôn phải tập thể dục và không thể dừng việc tập đó lại.
Chứng rối loạn ăn uống khiến bạn phải mất rất nhiều năng lượng để suy nghĩ nên ăn gì hoặc tránh ăn những thực phẩm nào, ăn uống vô độ, kiếm tiền để mua thức ăn hoặc thuốc nhuận tràng hoặc các loại thuốc khác, bạn luôn phải tạo ra hàng loạt lý do sử dụng phòng vệ sinh sau mỗi bữa ăn, phải suy nghĩ nên nói với mọi người xung quanh bạn như thế nào để họ có thể để bạn được ở một mình sau khi ăn.
Điều trị rối loạn ăn uống
May mắn thay, chứng rối loạn ăn uống có thể điều trị được. Những người mắc chứng rối loạn ăn uống có thể nhận được sự giúp đỡ và dần dần học cách ăn uống lành mạnh hơn và có thể trở về cuộc sống bình thường như trước. Chứng rối loạn ăn uống liên quan đến cả tâm lý lẫn cơ thể. Vì vậy, bác sĩ và các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cùng các chuyên gia dinh dưỡng sẽ cùng tham gia vào việc điều trị và phục hồi của một người.
Điều trị bằng các liệu pháp hoặc tư vấn là một phần rất quan trọng để bệnh tình trở nên tốt hơn trong nhiều trường hợp, song liệu pháp gia đình là một trong những chìa khóa giúp họ trở lại bình thường. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ họ hiểu và chấp nhận ngoại hình mà họ e ngại, rằng vóc dáng cơ thể đó là phù hợp với văn hoá nơi họ sống, và nó do yếu tố di truyền quyết định.
Nếu bạn muốn nói chuyện với ai đó về chứng rối loạn ăn uống nhưng không thể hoặc chưa sẵn sàng nói chuyện với cha mẹ hoặc thành viên gia đình, hãy cố gắng liên hệ với bạn bè, giáo viên, y tá trường học hoặc người tư vấn, huấn luyện viên, hàng xóm, bác sĩ hoặc người lớn khác.
Hãy nhớ rằng chứng rối loạn ăn uống rất phổ biến ở trẻ vị thành niên. Cách thức điều trị phụ thuộc vào mỗi người và gia đình của họ, nhưng nhiều phương pháp điều trị kết hợp với việc ghi chép, nói chuyện với các nhà trị liệu và cần phải làm việc với chuyên gia dinh dưỡng và một số chuyên gia khác.
Học cách sống thoải mái với ngoại hình của mình là một quá trình lâu dài. Phải mất một khoảng thời gian dài để học hỏi. Hãy kiên nhẫn, bạn sẽ phải học cách hiểu bản thân, thói quen ăn uống và tìm ra mối liên hệ giữa cảm xúc và thói quen ăn uống của bạn. Tất cả những gì bạn cần là phải kiểm soát và chấp nhận con người thật của bạn.
Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh
Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D