Mọi người đều nói về việc gặp khó khăn trong việc tin tưởng người khác sau khi bản thân bị phản bội và rất ít người muốn nói ra cảm giác đó.
Chúng tôi thường tập trung vào những gì người cũ đã làm với chúng tôi và cố gắng tìm cách thiết lập các rào cản để đảm bảo điều này không bao giờ xảy ra trong các mối quan hệ ở tương lai. Chúng tôi tự nhắc nhở bản thân về nỗi đau, sự bất lực và sự sai trái.
Sau đó, chúng tôi thường nghĩ ra những cách sáng tạo nhằm giúp bảo vệ bản thân mình trước người khác. Một số người sống khép kín hơn, thuyết phục bản thân rằng không cần người khác để dựa vào hoặc để tìm kiếm niềm an ủi, hoặc trốn tránh người khác khi họ đến quá gần, hoặc có thể gây trở ngại và gây ra xung đột không cần thiết. Chúng tôi dồn hết tâm sức vào việc bảo vệ bản thân, đến nỗi chúng tôi không dành thời gian để nhận ra mặt tiêu cực mà thực sự những điều đó đã gây ra cho chúng tôi.
Chúng tôi đã tìm thấy 1 chút niềm tin và khả năng tin vào quyết định của mình. Chúng tôi tin tưởng vào người đó, tìm thấy sự quan tâm và yêu thương của họ dành cho chúng tôi.
Đối mặt với sự khác biệt về những gì chúng ta đã tin tưởng và những gì chúng ta còn lại có thể khiến chúng ta cảm thấy bất ổn. Nếu không xử lý toàn bộ những gì đã xảy ra, có thể sẽ khiến bản thân rơi vào cơ chế phòng thủ. Tiềm thức của chúng ta không thể xác định sự khác biệt giữa những gì đã xảy ra và những gì đang xảy ra bây giờ. Đây là lý do tại sao khi bạn nghĩ về một cuộc tranh cãi trong quá khứ, nhịp tim của bạn bắt đầu tăng lên và bạn lại cảm thấy gần như nó đang xảy ra một lần nữa.
Điều đó không có nghĩa là chúng ta phải tránh những tổn thương của mình và cố gắng quên chúng đi. Chúng ta cần phải vượt qua nỗi đau và hiểu rằng đó là chuyện không vui. Sẽ mất thời gian để tìm lại chính mình trong thế giới của riêng bạn, để đưa ra quyết định của riêng bạn và tin vào những gì chúng ta đang lựa chọn dù kết quả có ra sao.
Hãy khám phá bản thân bạn. Đó chỉ là 1 phần trong quá khứ và bạn hãy nghĩ rằng cuộc sống cũng cần phải trải qua những giai đoạn đó. Tin tưởng vào bản thân nên bắt đầu bằng việc xem xét bạn thực sự đang cần gì, cảm xúc của bạn ra sao, và những nhận thức đằng sau những cảm giác này.
Sống chậm lại và nhìn nhận mọi thứ một cách bình tĩnh. Để có thể xác định chính xác nguồn gốc của cảm xúc một cách hiệu quả, chúng ta có thể tự giải tỏa bằng cách đáp ứng nhu cầu tâm lý hoặc tình cảm sau mỗi trải nghiệm. Đưa ra kế hoạch để xử lý và giảm bớt cảm xúc tiêu cực cũng khiến chúng ta cảm thấy có thể kiểm soát. Nó giúp cảm thấy ổn định.
Bằng cách thực hiện ba bước này, bạn sẽ có thể sàng lọc các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
Với mỗi lần xử lý thành công, bạn sẽ tự tin hơn vào giá trị của bản thân, xác định cảm xúc và đáp ứng nhu cầu cơ bản của cơ thể. Sự tự tin này là nền tảng để có được một niềm tin vào chính bản thân bạn.
Nguồn: Psychcentral
Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh