Bị từ chối và cách đối phó

Trong một vài câu chuyện, có những nhân vật từng có cuộc sống bị từ chối, bị xa lánh như nhân vật Harry Potter trong truyện cùng tên, Bella hay Edward trong truyện Hừng đông. Nếu tác giả J.K.Rowling và Stephenie Meyer không tiếp tục cho xuất bản các phần sau đó, chúng ta sẽ không hề biết đến những chuyện thú vị và tuyệt vời cỡ nào. 

Cuộc sống luôn phải trải qua nhiều chuyện, và khi chúng ta làm một việc gì đó, việc bị từ chối cũng có thể xảy ra.

Dù thế nào thì việc bị từ chối cũng vẫn sẽ ảnh hưởng tới chúng ta. 

Nỗi đau khổ của nhân loại - Ngôi sao
Nguồn: Đôi khi bị từ chối gây ra những cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài

Bị từ chối không tệ đến mức như việc chúng ta không đỗ được vào các trường đại học có tiếng, hay không được vào một nhóm hoặc không được mời đi dự hội. Các tình huống ngày thường cũng có thể khiến bạn dễ cảm thấy bạn bị hắt hủi, bị từ chối, ví dụ như việc bạn bị chọc ghẹo, hay việc không ai nhớ tới việc giữ chỗ cho bạn trong một bữa ăn trưa, hoặc ai đó bạn yêu thích trò chuyện với những người khác mà không phải bạn. 

Việc bạn bị từ chối, hắt hủi không phải không có cách giải quyết. Vậy bạn có thể giải quyết chúng tốt cỡ nào? Hãy thử chơi một trò chơi nhỏ dưới đây. 

Bắt đầu

Cảm giác bị từ chối là làm cảm giác trái ngược với cảm giác được chấp nhận. Nhưng bị từ chối (đây là cảm giác mà tất cả chúng ta đều sẽ phải trải qua) không đồng nghĩa với việc ai đó bị ghét, không được tôn trọng hay không quan trọng. Đó chỉ là một khoảnh khắc mà khi ở trong tình huống có sự việc không diễn ra với họ. 

Bị từ chối có thể khiến người đó bị tổn thương, xong không phải không thể đối phó với nó. Sự thật thì chỉ là bạn không muốn: Con người khi bắt đầu có cảm giác lo sợ hay bị hắt hủi thường từ chối thứ họ muốn. Điều đó là tất nhiên, họ tránh khỏi sự từ chối, và chắc chắn 100% rằng họ sẽ bỏ lỡ những thứ mà họ muốn mà không thử lại.

Vậy làm thế nào để đối mặt với chúng

Nguồn: pexels.com

Chúng ta càng dám đối mặt với chúng, chúng càng ít có ảnh hưởng tới chúng ta. Vì vậy bằng cách nào bạn có thể đối mặt với chúng?

Dưới đây là một vài ý tưởng có thể giúp được bạn:

Hãy thành thật

Đối mặt với việc bị hắt hủi, bị từ chối cách tốt nhất hãy trả lời hai câu hỏi sau: Bạn cảm thấy thế nào và bạn nghĩ gì?

Hãy bắt đầu bằng những cảm xúc: Nếu bạn bị hắt hủi, hãy cứ chấp nhận sự thật. Đừng cố gắng phớt lờ sự tổn thương hay giờ vờ bạn không đau lòng bởi chuyện đó. Thay vào đó, hãy nghĩ rằng: “Mình không nên như vậy”, hãy nghĩ làm thế nào để bạn trở về bình thường, hãy tự đặt mình vào tình huống.

Bạn đang căng thẳng ra sao. Liệu việc bị hắt hủi, bị từ chối có khiến bạn cảm thấy vô cùng tức giận? Hoặc dù chỉ một chút? Hãy cứ khóc nếu bạn muốn, điều đó sẽ  giúp xoa dịu cảm xúc của bạn. 

Bây giờ, hãy xác định bạn đang cảm thấy ra sao. Ví dụ: “Tôi thấy vô cùng thất vọng rằng tôi không được chọn vào đội bóng của trường. Tôi cảm thấy bị bỏ rơi bởi bạn tôi làm được còn tôi thì không. 

Nếu bạn muốn, hãy nói chuyện với ai đó, chia sẻ chuyện của bạn và cảm nhận của bạn lúc đó. Hãy chọn ai đó có khả năng lắng nghe tốt và có thể hỗ trợ bạn.

Chia sẻ với người khác có thể giúp ích cho bạn bởi 2 lý do:

Cho dù bạn chọn chia sẻ cảm xúc của bạn với người khác hay chỉ đơn giản là nghĩ về chúng, chấp nhận cảm xúc bạn đang có giúp bạn có thể thoát khỏi việc buồn phiền này.

Nguồn: pexels.com

Chủ động

Khi bạn đang đối phó với sự đau đớn về mặt cảm xúc như bị từ chối, thật dễ để bị cuốn vào cảm giác tệ. Tuy nhiên việc cứ mãi suy nghĩ về các cảm giác tiêu cực đó sẽ khiến bạn có cảm giác phải sống mãi trong một việc. Nó không những khiến bạn bị tổn thương, mà khiến bạn càng khó để bỏ đi cảm giác của việc bị hắt hủi, bị từ chối. 

Luôn luôn mang trong mình một tinh thần lạc quan và cảm xúc tích cực là cách đối phó hữu hiệu với cảm giác bị từ chối

Vậy nên, hãy chấp nhận cảm xúc thật của bạn nhưng đừng vì thế mà mãi suy nghĩ về nó. Tránh nói hay nghĩ về nó liên tục. Tại sao ư? Bởi chính những suy nghĩ tiêu cực đó sẽ ảnh hưởng tới các kỳ vọng của chúng ta và cách chúng ta làm. Nếu cứ mãi mắc kẹt trong các suy nghĩ tiêu cực đó sẽ chỉ càng khiến bạn dễ bị hắt hủi, bị từ chối thêm lần nữa. Điều đó chắc chắn không khuyến khích người đó thử lại lần nữa. 

Kiểm tra lại tư duy của bạn

Hãy bắt đầu với suy nghĩ của bạn: Bạn giải thích sao về việc bản thân bạn bị hắt hủi, từ chối. Bạn có cảm thấy khó khăn không? Nếu bạn thấy rằng: “Tại sao chuyện này lại diễn ra”, hãy thấy rằng nó là điều hoàn toàn bình thường. Khi bạn cho bản thân một lời giải thích, hãy cẩn trọng với sự thật. 

Tự nhủ với bản thân rằng: “Mình không tới bữa tiệc bởi người đó không muốn đi cùng mình”. Đừng nghĩ rằng: “Mình không tới bữa tiệc bởi mình cảm thấy mình không hấp dẫn” hay “Mình là kẻ thua cuộc”. Những điều đó không phải sự thật. Chúng chỉ là do bạn tự tưởng tượng. Nếu các suy nghĩ này cứ mãi luẩn quẩn trong tâm trí bạn, hãy dẹp bỏ chúng. 

Việc tự đổ lỗi cho bản thân hay có những suy nghĩ tiêu cực sẽ càng phóng đại các lỗi lầm và khiến chúng ta tin rằng những điều đó không hề đúng. Kiểu suy nghĩ này làm giảm hy vọng và niềm tin vào chính chúng ta, có rất nhiều điều chúng ta cần phải làm để xoá đi những cảm giác tệ và muốn được thử lại. 

Giữ mọi thứ đúng tiến độ

Tự nhủ với bản thân: “Không sao, có thể lần này tôi bị từ chối. Nhưng có thể thời gian tới, tôi sẽ nhận được câu trả lời là có” hoặc “Ồ, ra đây là những gì đã xảy ra. Tôi không thích nó. Đó không phải là cách tôi muốn mọi thứ diễn ra, nhưng mọi người đều có thể bị từ chối và tôi có thể thử lại. “

Hãy suy nghĩ về những gì bạn giỏi và những gì tốt ở bạn. Hãy nhớ khi bạn được chấp nhận, khi bạn thực hiện được nó, khi ai đó nói với bạn câu trả lời là “có”. Hãy nghĩ tới tất cả mọi người, những người yêu quý và ủng hộ bạn.

Hãy tiếp tực công việc của bạn một cách bình thường nhất như một biểu hiện hồi phục từ cảm giác bị từ chối

Hãy tự cho mình lời khen ngợi khi cố gắng. Bản thân bạn đã đối mặt với các rủi ro, nhưng điều đó tốt cho bạn. Luôn tự nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể xử lý việc bị từ chối. Mặc dù lần này không được, nhưng sẽ  luôn có cơ hội khác, vào thời điểm khác. Trong triết học có câu: Đôi khi có những điều xảy ra vì những lý do chúng ta không phải lúc nào cũng hiểu.

Sử dụng từ chối như một lợi thế của bạn

Việc bị từ chối là một cơ hội để xem xét nếu có những việc gì mà chúng ta có thể làm được. Bạn hãy nghĩ về việc liệu phòng bạn có chỗ nào cần sửa hay nếu mục tiêu của bạn vượt quá những kỹ năng của bạn đang có.

Nếu kỹ năng của bạn chưa đủ lần này, có thể bạn nên thử một vài trò chơi, hoặc nghiên cứu, kỹ thuật phỏng vấn hoặc bất cứ điều gì cần thiết để cải thiện cơ hội nhận được chấp nhận trong những lần tiếp theo. Sử dụng việc bị từ chối như một cơ hội để tự cải thiện bản thân.

Đôi khi việc từ chối là sự kiểm tra khắc nghiệt. Nhưng nếu bạn có sự tiếp cận đúng đắn, nó có thể giúp bạn đẩy bạn theo một con đường rõ ràng phù hợp với tài năng, tính cách của bạn và những điều tuyệt vời đó giúp bạn là chính bạn.

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh 

Nguồn: D’Arcy Lyness, Ph D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang