Cách nhận biết và phản hồi một lời xin lỗi giả tạo

Trước khi chấp nhận lời xin lỗi, bạn nên xác định xem đó có phải là lời xin lỗi chân thật hay không.

Giả sử khi ai đó xin lỗi bạn vì tổn hại mà họ đã gây ra và người đó dường như không hoàn toàn “hạ mình” thì lời nói đó nghe có vẻ không hoàn toàn chân thành,  và bạn sẽ có cảm giác mơ hồ rằng người đó chỉ muốn kết thúc vấn đề. Một trong những cách thức không hay mà họ thường xuyên dùng để thay đổi tình hình, ví dụ:

  • Một lời nói có với từ “nhưng” sẽ làm mất hiệu lực của lời xin lỗi. (“Tôi xin lỗi, nhưng…”)
  • Tương tự với chữ “nếu” sẽ cho thấy rằng tổn thương của bạn như chưa hề có.  (“Tôi xin lỗi nếu…”)
  • Sử dụng các từ ngữ mơ hồ như “cho những gì đã xảy ra”, điều này cho thấy họ thường không chịu trách nhiệm cá nhân.
  • Khi nói dùng giọng thụ động sẽ dễ gây hiểu thành muốn thoái thác trách nhiệm.
  • Hoặc khi dùng quá nhiều từ ngữ, lời giải thích và lời biện minh làm ảnh hưởng đến tình hình quan hệ đôi bên. 

Khi viết điều này, tôi rất cân nhắc với thuật ngữ “lời xin lỗi giả tạo”, bởi vì tất nhiên, không ai có thể biết chắc chắn người khác đang nghĩ gì và cảm nhận ra sao. Nhưng nếu bạn là người nhận, bằng cách nào đó bạn phải tìm ra liệu có nên chấp nhận lời xin lỗi hay không, điều này rất khó thực hiện khi bạn cảm thấy khó chịu, không tin tưởng và không thể biết đó có phải là thật hay không.

Một vài lời nói mang tính chất hối hận thường không đủ sức nặng để xây dựng lòng tin. Những từ “Tôi xin lỗi” không phải là một câu thần chú ma thuật để ngay lập tức khơi dậy được niềm tin vào ai đó. Trừ phi bạn không muốn cải thiện mối quan hệ, thì bạn không phải lo lắng về việc liệu lời xin lỗi có chân thành hay không.

Tuy nhiên, nếu có sự tin tưởng nào đó giữa mối quan hệ của hai bạn, có thể bạn sẽ không muốn từ bỏ nó quá dễ dàng. Nếu bạn coi trọng các mối quan hệ, bạn phải xác định liệu lời xin lỗi này có phải nhằm cố gắng tạo ra cảm giác hối tiếc hay không. Câu hỏi được đặt ra ở đây liên quan đến động cơ của người đó. 

Những lời xin lỗi tiềm ẩn có thể kém chân thành hơn theo bất kỳ cách nào dưới đây:

  • Khi họ nói những từ phù hợp, nhưng chúng dường như dập khuôn theo quy tắc (hành động theo yêu cầu, nhưng không có bất kỳ cảm giác thực sự nào về tổn thương mà họ gây ra).
  • Họ chỉ đơn giản muốn vấn đề mà họ tạo ra biến mất (nhưng không quan tâm đến việc chữa lành tổn thương của bạn).
  • Họ muốn tránh những hậu quả tiêu cực của những hành động gây tổn thương (thay vì muốn chịu trách nhiệm về chúng).
  • Họ không tin rằng họ phải chịu trách nhiệm nhưng sự giao kèo giữa các cá nhân để sửa đổi (đặt bạn vào vị trí là người gây ra vấn đề, ví dụ: “Tôi đã nói tôi xin lỗi, tại sao bạn lại giữ mãi trong lòng?”) .
  • Họ tin rằng mình đã làm điều gì đó có hại, không bận tâm với cảm giác tội lỗi của bản thân và chỉ muốn làm giảm bớt điều đó (thay vì chữa lành tổn thương của bạn hoặc cải thiện mối quan hệ).

Dù thế nào thì những cách tiếp cận này đều thất bại. Trừ khi họ cố gắng tạo ra những cải thiện đáng kể, nếu không thì mối quan hệ sẽ không được hàn gắn và sẽ không được cải thiện.

Bạn luôn có thể từ chối chấp nhận bất kỳ lời xin lỗi nào mà nó không thỏa đáng. Đó là quyền của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến người ấy và muốn duy trì mối quan hệ, bạn cần chắc chắn về sự chân thành của người đó. Điều gì sẽ xảy ra nếu một người nỗ lực xin lỗi nhưng không đúng cách? Nhiều người sẽ rơi vào tình trạng không phải vì không chân thành mà chỉ vì họ không biết cách.

Làm thế nào bạn có thể xác định sự khác biệt?

Theo quan điểm của tôi để tìm hiểu xem ngụ ý đằng sau câu “Tôi xin lỗi” được cho là thuyết phục hay không, hãy cho họ có cơ hội để chứng minh và xem điều gì sẽ xảy ra. Đương nhiên, mấu chốt ở đây là bạn phải biết đâu sẽ là một lời xin lỗi hiệu quả, vì vậy bạn nên biết cần yêu cầu điều gì.

Một lời xin lỗi tốt

Câu nói “Tôi xin lỗi” hiếm khi là phần đầu tiên của một lời xin lỗi tốt. Trước khi nói bất cứ điều gì, người kia phải thực sự hiểu được sự tổn thương của bạn. Thông thường, phải bắt đầu từ sự  lắng nghe. Trong trường hợp như này, bạn có thể chủ động kể cho họ nghe về việc bạn cảm thấy tổn thương ra sao, đồng thời nói lên việc hành vi của họ đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào.

Ở bước đầu tiên, đối với người xin lỗi, họ cần phải xuất phát từ những ý định tốt. Nếu họ không có tính cách tốt, sự lịch thiệp tử tế, hoặc nếu họ không quan tâm hoặc không muốn lắng nghe bạn, thì bạn cần nhìn nhận lời xin lỗi của họ chỉ là một phần và nó không hiệu quả. Nếu họ có thể cố gắng thực sự để hiểu bạn, thì lúc này bạn mới đi đúng hướng.

Bước thứ hai. Cần có thành ý khi đưa ra lời xin lỗi. Bạn có thể cảm nhận được nỗ lực có thiện chí. Mối quan hệ của bạn sẽ được cải thiện khi bạn đề cao các tiêu chí đó. 

Bước thứ ba là yêu cầu người đó phải sửa chữa lỗi lầm, nghĩa là bù đắp cho sai lầm hoặc tổn thương mà họ gây ra cho đối phương. Đây là cơ hội để cho mọi người nhận thức những sai lầm và để sửa chữa . Tuy nhiên nếu miễn cưỡng làm theo cách này sẽ tạo thành một dấu hiệu khác cho thấy người xin lỗi không thực sự quan tâm đến việc đưa ra một lời xin lỗi thấu đáo.

Bước bốn, đảm bảo điều đó không xảy ra lần nữa. Để trở thành một người xin lỗi đáng tin cậy, người đó phải thay đổi cách thức. Bạn sẽ mất thời gian để xem liệu một sự thay đổi có thực sự đã diễn ra hay chưa.

Thực hiện quá trình này theo cách của bạn có thể sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng và kết quả của nó chỉ bộc lộ đầy đủ theo thời gian. Nhưng nếu người xin lỗi có thể làm hiệu quả 4 bước trên, họ sẽ thuyết phục được bạn về sự chân thành của họ. Đó là cách duy nhất để biết chắc chắn.

Nguồn: Psychologytoday

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang