Ở một vài gia đình, thành viên mới và trẻ con dường như dễ dàng hoà hợp với nhau, như thể họ đã ở với nhau một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên ở một vài gia đình ở với nhau theo hình thức hôn nhân dường như sẽ khác biệt hơn, họ có thể không muốn nói quá nhiều, chỉ muốn tập trung làm việc mong hết tuần.
Xây dựng được mối quan hệ với cha/mẹ kế có thể hơi khác với các mối quan hệ khác. Suy cho cùng, khi bạn gặp một người bạn mới hoặc có những sở thích mới, bạn sẽ là người quyết định người đó sẽ có tầm quan trọng như nào trong đời sống của bạn.
Cha mẹ kế sẽ rất khác biệt, dượng hoặc mẹ kế là những người được mời tới nhà chúng ta, một vài người sẽ cảm thấy lạ vì họ đột nhiên bước vào cuộc sống của bạn và trở thành người có sự ảnh hưởng quan trọng tới bạn.
Từ những hoàn cảnh khác biệt nên sẽ không dễ để thừa nhận vai trò mới của cha/mẹ kế. Một vài người tìm kiếm bạn đời cho cha hoặc mẹ họ sau khi một trong người đã qua đời hoặc ly hôn. Một vài vị phụ huynh sẽ mất khoảng một năm để gặp gỡ và kết hôn với người khác, tuy nhiên có một vài người muốn kết hôn ngay lập tức.
Khi cha/mẹ tái hôn, bạn có thể sẽ có một gia đình mới với những anh/chị/em kế hoặc thậm chí là anh/chị/em cùng cha khác mẹ.
Mặc dù mỗi nhà mỗi cảnh, tuy nhiên có một vài lời khuyên để bạn có thể sống hòa hợp với cha/mẹ kế.
1. Đối mặt với cảm xúc:
Bạn có thể sẽ có hàng loạt các cảm xúc về vị trí mới của bạn trong gia đình, và thi thoảng cũng sẽ có những mâu thuẫn, xung đột xảy ra. Ví dụ, kể cả khi bạn có yêu quý cha/mẹ kế, bạn vẫn sẽ có thể cảm thấy tự dằn vặt bản thân rằng đó là người thế chỗ người cha/mẹ yêu quý của mình.
Sự thay đổi dù tốt hay xấu cũng đều là khó khăn với bạn. Đôi khi trong con người bạn không hề tồn tại những cảm xúc tiêu cực về thành viên mới trong gia đình, bạn có thể là người có xúc cảm mạnh mẽ về sự thay thế của thành viên mới trong gia đình.
Ở một góc độ khác, bạn có thể cảm thấy bối rối, mâu thuẫn với những cảm xúc giận dữ, phản bội và có thể cảm thấy buồn. Dưới đây là những việc bạn có thể làm để tăng cảm xúc của bạn lên:
- Viết nhật ký. Hãy viết ra những việc làm thay đổi cuộc sống của bạn và bạn cảm nhận ra sao về chúng.
- Tâm sự với bạn bè: Trong số những người bạn bè thân thiết của bạn, những người bạn có thể tin cậy có thể có những kinh nghiệm với cha/mẹ kế. Bạn có thể tâm sự với họ, điều này sẽ khiến bạn không bị cảm thấy cô đơn. Bạn bè cũng có thể chia sẻ những lời khuyên khi họ ở tình thế như bạn, từ việc bạn phải chia sẻ phòng bạn với anh/chị/em kế đến việc chia sẻ máy tính. Kể cả khi bạn bè của bạn có ở trong những tình huống có hơi khác bạn (bởi có thể họ không bị rơi vào tình cảnh phải sống chung với anh/chị/em kế hoặc bố/mẹ kế, nhưng không khó để đưa ra lời khuyên cho người khác), họ luôn đồng cảm với bạn.
- Nói chuyện với bố mẹ bạn hoặc những người lớn mà bạn tin tưởng về cảm xúc của bạn: Chia sẻ cảm xúc của bạn như sợ hãi, cảm nhận và sự thất vọng, hãy chia sẻ những cảm xúc đó với người lớn, người mà bạn tin tưởng, đừng lo về những gì bạn cảm nhận cho dù đó có hơi điên rồ. Đừng sợ rằng những lời bạn nói gây tổn thương cảm xúc hoặc trở thành vấn đề nghiêm trọng. Những người lớn, người thật sự yêu thương bạn sẽ sẵn lòng giúp đỡ bạn.
Nói chuyện với người lớn – người mà bạn tin tưởng.
- Tìm sự hỗ trợ: Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các nhóm để bộc bạch, chia sẻ. Hoặc nói với giáo viên của bạn, người tư vấn hướng dẫn về những vấn đề trong cuộc sống sắp tới của bạn. Khi họ biết và quan tâm đến chuyện bạn đang phải trải qua, họ sẽ giúp đỡ bạn. Và thi thoảng họ sẽ đưa ra những lời gợi ý cho bạn.
Gặp và chia sẻ vấn đề của bạn với nhà tư vấn.
Nếu bạn tìm được những người có thể giúp đỡ được bạn, những cảm xúc tiêu cực dần sẽ mất đi, bạn có thể muốn nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà trị liệu. Những chuyên gia về tâm thần học sức khoẻ, ví dụ như các nhân viên xã hội hoặc các nhà trị liệu được đào tạo để giúp đỡ mọi người vượt qua những xung đột trong cảm xúc cái có thể xuất phát từ những cuộc tái hôn của cha mẹ.
2. Đối mặt với thực tế:
Vậy chính xác thì việc bạn cần làm để thích nghi với cuộc sống thực tại hàng ngày với cha/mẹ kế là gì? Thay vì lo lắng, bất an về việc đặt ra những câu hỏi “Nếu như” và hàng loạt những trường hợp mà bạn chỉ đang tưởng tượng, hãy nói chuyện với cha hoặc mẹ bạn về việc bạn mong đợi trước khi cha/mẹ kế dọn đến sống chung. Bằng cách đó, bạn có thể chuẩn bị cho những điều sắp tới.
Ví dụ:
- Xác định thời gian bạn sẽ gọi cho cha/mẹ kế.
- Hãy hỏi anh/chị/em kế về việc chung phòng ở.
- Hỏi về kế hoạch đi nghỉ lễ.
Đừng lo sợ về việc đưa ra những câu hỏi. Bố mẹ bạn và cha/mẹ kế có thể không có suy nghĩ về việc bạn yêu cầu, vậy nên đây là cơ hội tốt để bộc lộ quan điểm với nhau. Và nếu có những việc bạn không muốn thay đổi, hãy đàm phán với bố mẹ. Ví dụ, nếu bạn và cha bạn luôn đi câu cá vào ngày lễ tạ ơn nhưng mẹ bạn lại lên kế hoạch cho bạn dành những ngày nghỉ lễ với gia đình của người cha dượng mới, mẹ bạn có thể không nhận ra tầm quan trọng của chuyến câu cá đối với bạn. Hãy đưa ra lời thỏa thuận trước về kế hoạch đó, để bạn không vô tình trở thành người làm tổn thương bất cứ ai.
3. Tìm cách giải quyết:
Bạn sẽ giải quyết như thế nào với bố/mẹ kế khi không có sự đồng tình? Bạn sẽ không có cơ hội tốt để đạt được thứ mình mong muốn nếu bạn rơi vào hoàn cảnh không có sự đồng tình và sự tôn trọng.
Hãy nói lên cảm xúc của bạn một cách bình tĩnh và lý trí. Ví dụ, nếu bạn có thêm anh/chị/em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha và bạn cảm thấy bạn giống như người trông trẻ hãy nói điều đó với cha/mẹ kế của bạn trước khi mọi thứ trở nên căng thẳng. Bạn cần phải học cho kỳ kiểm tra sắp tới hay có kế hoạch với bạn bè của bạn và họ trông đợi bạn. Hãy lắng nghe quan điểm của người khác, cũng như của bố mẹ bạn qua trao đổi.
Nếu bạn thật sự giận dữ về một vấn đề nào đó, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, khiến bạn thấy mất kiểm soát. Tuy nhiên kiểm soát cơn giận của bạn và việc lựa chọn từ ngữ dễ nghe sẽ khiến cha mẹ kế cảm thấy rằng bạn đã trưởng thành, bạn không còn là đứa trẻ con nữa.
Tìm ra cách để hiểu bố mẹ kế hơn, hãy gợi ý về việc cùng nhau làm gì đó: đạp xe, đi xem phim, nấu ăn, trồng cây,… Điều này có thể không hề dễ dàng gì, tuy nhiên bạn có thể sử dụng đến các mối quan hệ hoặc các kỹ năng giao tiếp để cải thiện tình hình, khiến mọi người đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn. Điều đó cũng đồng thời nhắc nhở bố/mẹ kế của bạn rằng họ đang bắt đầu cho một mối quan hệ mới. Họ cũng sẽ cảm thấy lo lắng hoặc bối rối như bạn mà thôi.
Dành thời gian cùng làm việc cùng với bố/mẹ kế.
Bạn cần nhớ rằng để xây dựng một mối quan hệ bao giờ cũng cần thời gian. Cuộc sống mới của bạn sẽ không phải lúc nào cũng tốt đẹp, vậy nên hãy chuẩn bị sẵn sàng tư tưởng cho sự thoả hiệp. Sự thăng trầm như vậy đối với một gia đình mới có thể đem lại nhiều bài học khác nhau. Nhiều người khi nhìn lại sự việc trong quá khứ, những việc họ đã từng trải qua họ cảm thấy hiểu nhau hơn, và học hỏi được nhiều kỹ năng tuyệt vời từ các mối quan hệ.
Hãy luôn nhắc nhở bản thân bạn rằng mỗi tình huống hoàn cảnh đều sẽ không giống nhau. Sẽ không có chuyện một gia đình mới khi sống cùng nhau sẽ phải chịu sự tác động từ tất cả mọi khía cạnh. Hãy cởi mở, càng nhiều càng tốt và tận hưởng hương vị cuộc sống. Mặc dù sự thay đổi là khó để chấp nhận, tuy nhiên ở mặt khác thì đó cũng là điều tốt.
Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh
Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D