Làm thế nào nâng cao lòng tự trọng?

Lòng tự trọng được hình thành từ những suy nghĩ, cảm xúc, và ý kiến ​​chúng ta tự nhận thức về bản thân. Điều đó có nghĩa là lòng tự trọng không phải là cố định, mà nó có thể thay đổi, tùy thuộc vào cách chúng ta nghĩ. Theo thời gian, thói quen suy nghĩ tiêu cực về bản thân có thể hạ thấp lòng tự trọng.

Đôi khi, người ta thậm chí còn không nhận ra rằng họ đang nghĩ theo một cách tiêu cực. Nhưng một khi bạn đã nhận ra điều đó, và biết rằng cách bạn nghĩ là tùy thuộc vào bạn, bạn có thể bắt đầu thay đổi cách nghĩ. Và cách bạn nghĩ về bản thân sẽ thay đổi cách bạn cảm nhận về bản thân.

Vì vậy, nếu bạn muốn cảm thấy tốt hơn về bản thân, hãy thử một số trong những điều sau:

  • Kiểm soát cách thức tự phê bình bản thân.

Chú ý những điều bạn nói với bản thân mình. Bạn có nói chuyện với một người bạn thân như thế không? Nhiều khi suy nghĩ nội tâm có thể sẽ khiến bạn buồn. Nếu bạn có thói quen suy nghĩ tự phê bình, hãy nhớ rằng nói không với suy nghĩ tiêu cực, tập cho bản thân thói quen biến những suy nghĩ tiêu cực đó thành những phản hồi có ích. 

Nguồn: Sưu tầm
  • Tập trung vào những gì sẽ tốt cho bạn

Bạn có thường tập trung vào các vấn đề mà bạn nhìn thấy ở bạn? Bạn cảm thấy mình quá tập trung  vào các vấn đề hoặc phàn nàn về bản thân hoặc mỗi ngày bạn trải qua, hãy tìm một cái gì đó tích cực để chống lại điều đó. Mỗi ngày, hãy viết ba điều tốt về bản thân bạn, hoặc ba điều tốt đẹp đã diễn ra trong ngày hôm đó vì hành động hoặc nỗ lực của bạn.

  • Mục đích cho nỗ lực hơn là để hoàn thiện.

Một số người bị áp lực bởi áp lực khiến họ trở nên hoàn hảo. Họ thấy rằng không thành công nên họ không thử. Nếu bạn nghĩ rằng, “Tôi sẽ không thử vai cho vở kịch bởi vì tôi có lẽ không được vai chính”, xin đảm bảo, vai diễn đó sẽ vào tay người khác. 

  • Thất bại là mẹ thành công.
Nguồn: Sưu tầm

Phải chấp nhận rằng bạn cũng sẽ mắc sai lầm. Ai cũng vậy. Đó là cách để bạn học hỏi. Thay vì suy nghĩ, “Tôi luôn làm mọi thứ rối tung lên”, hãy tự nhắc nhở mình rằng việc đó không xảy ra thường xuyên, đây chỉ là vài trường hợp cá biệt. Bạn có thể làm khác trong lần tiếp theo không?

  • Loại đi những suy nghĩ rằng bản thân bạn kém cỏi. 

Bạn có thường tự so sánh mình với người khác và cảm thấy mình không được thành công như người ta hoặc kém cỏi hơn không? Hãy chú ý những gì bạn đang nghĩ. Việc bạn nghĩ: “Cô ấy giỏi hơn tôi nhiều, tôi không giỏi chơi bóng rổ. Tôi nên ngừng chơi” điều đó sẽ dẫn đến việc bạn thấy bản thân cảm thấy kém cỏi hơn, cảm thấy bản thân không được tốt”.

  • Tự nhắc nhở bản thân rằng mỗi người đều có sở trường ở lĩnh vực riêng. 

Tập trung vào những việc mà bạn làm tốt, và cổ vũ cho người khác vì thành công của họ. Suy nghĩ tích cực nhiều hơn: “Cô ấy là một người chơi bóng rổ tuyệt vời, tôi nghĩ tôi thích hợp trở thành một nhạc sĩ hơn vận động viên. Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục chơi vì tôi thích nó”. Suy nghĩ theo cách này giúp bạn chấp nhận bản thân và làm tốt nhất trong lĩnh vực của mình.

  • Hãy thử những điều mới, và có lòng tin ở bản thân.

Trải nghiệm ở các hoạt động khác nhau để giúp bạn tìm ra tài năng thực sự của bạn. Hãy tự hào về những kỹ năng mới của bạn. Hãy suy nghĩ về kết quả tốt. Ví dụ: Tôi đăng ký một cuộc đua và tôi phát hiện ra tôi cũng khá nhanh! Những suy nghĩ tích cực này sẽ trở thành những quan điểm tốt đẹp cho bản thân bạn, và thêm vào đó là lòng tự trọng.

  • Nhận biết những gì bạn có thể thay đổi và những gì bạn không thể.

Nếu bạn nhận ra rằng bạn đang không hài lòng với một cái gì đó về bản thân mình và bạn biết rằng bạn có thể thay đổi (như cân nặng, sức khoẻ), hãy bắt đầu ngay hôm nay. Còn nếu đó là một cái gì đó bạn không thể thay đổi (như chiều cao của bạn), hãy chấp nhận nó. Luôn nói về “những sai sót” có thể làm bạn lung lay về ý kiến ​​của mình và giảm lòng tự trọng của mình. Hầu hết những người khác thậm chí không để ý những điều này!

  • Đặt ra mục tiêu
Nguồn: Sưu tầm

Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được. Sau đó lập kế hoạch để đạt được điều đó. Bám sát kế hoạch của bạn, và theo dõi sự tiến bộ của bạn. Luôn tự nhắc nhở bản thân để hoàn thành mục tiêu. Ví dụ: “Tôi đã bám sát theo kế hoạch của mình trong việc tập thể dục mỗi ngày đều đặn 45 phút, tôi cảm thấy tốt khi tôi giữ lời hứa với bản thân mình. Tôi biết tôi có thể.”

  • Tự hào về ý kiến ​​và ý tưởng ​​của bạn

Đừng ngại khi phải chia sẻ về các suy nghĩ của bạn. Nếu ai đó không đồng ý, điều đó không đánh giá bạn thông minh hay không. Người đó chỉ nhìn thấy những điều khác biệt giữa họ với bạn.

  • Chấp nhận lời khen

Khi lòng tự trọng thấp, thật dễ dàng để bỏ qua những điều tốt đẹp mà mọi người nói về chúng ta. Chúng ta sẽ không tin khi ai đó nói điều tốt. Thay vào đó, chúng ta sẽ bị nghĩ rằng, “… vâng, nhưng tôi thật sự tuyệt vời …” và chúng ta sẽ từ chối lời khen ngợi. Thay vào đó, hãy bạn hãy chấp nhận lời khen, trân trọng nó. Cũng có lúc những lời khen đó là chân thành.

Nguồn: Sưu tầm
  • Đóng góp. 

Hướng dẫn một bạn học cùng lớp khi họ gặp rắc rối, giúp dọn dẹp khu phố của bạn, tham gia vào một cuộc đi bộ vì lý do chính đáng, hoặc tình nguyện dành thời gian của bạn vào một việc khác. Khi bạn thấy rằng những gì bạn làm tạo nên một sự khác biệt, điều đó sẽ khiến bạn luôn cảm thấy ​​tích cực và làm cho bạn cảm thấy tốt. Đó là lòng tự trọng.

  • Tập thể dục.

Hoạt động và làm việc phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn sẽ giải tỏa căng thẳng và khỏe mạnh hơn!

Nguồn: Sưu tầm
  • Thư giãn và vui chơi.

Bạn có bao giờ nghĩ những thứ như “Tôi sẽ có thêm bạn bè nếu tôi hấp dẫn hơn”? Những suy nghĩ như thế này có thể giúp bạn vượt qua bởi thay vì tập trung vào cái tốt nhất, con người sẽ tập trung vào thứ chưa hoàn hảo. Dành thời gian với những người bạn quan tâm, làm những điều bạn yêu thích, và tập trung vào những gì bạn cảm thấy tốt. Điều đó giúp bạn cảm nhận về bản thân tốt hơn,  hãy là chính bạn.

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh

Hiệu đính: Nguyễn Hằng

Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang