Năm cách để ngăn chặn áp lực gia tăng

Áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Từ công việc học trên trường lớp, trách nhiệm khi ở nhà, lịch làm việc dày đặc, hoặc sự trông đợi từ một người, sự thất vọng, kỳ hạn công việc, hay những chuyện đau buồn trong xã hội, tất cả chúng đều có thể trở thành nguyên nhân gây căng thẳng.
Hàng ngày, những người bị chịu áp lực thường do tích tụ quá nhiều áp lực nếu không biết cách kiểm soát chúng. Hãy thử thêm 5 hoạt động đơn giản sau vào thói quen thường ngày:

1. Cân bằng giữa trách nhiệm với hoạt động bạn yêu thích: Tất cả mọi thứ đều cần đến sự cân bằng: không có công việc hay cuộc chơi nào là xấu, nhưng nếu lịch trình của bạn dày đặc với các hoạt động và bạn không có thời gian cho việc làm bài tập về nhà, thì chắc chắn bạn sẽ bị áp lực trong học tập.



2. Quản lý trách nhiệm: Sử dụng lịch hoặc các ứng dụng lên kế hoạch để duy trì tiến độ công việc và học tập như việc nhà, bài tập, và các nhiệm vụ khác. Đương nhiên, kế hoạch sẽ không tốt nếu bạn không làm những gì bạn đã viết ra. Quản lý áp lực đồng nghĩa với việc bạn phải thường xuyên để mắt tới những việc cần trách nhiệm nhiều hơn, và vượt qua sự lười biếng thứ khiến bạn luôn bị trì hoãn. Dành thời gian để nhìn lại những việc bạn làm mỗi ngày, và cảm nhận về việc đó diễn ra ra sao. Bạn cần gì để làm việc, dành thời gian nhiều hơn cho việc gì?

3. Ăn uống lành mạnh: Thứ bạn ăn sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn, năng lượng và cả mức độ áp lực trong bạn. Ăn uống lành mạnh không có nghĩa sẽ giúp bạn chống lại áp lực, mà nó giúp bạn trở về cân bằng trong mọi việc. Nếu bạn đối xử với bản thân bằng cách thi thoảng ăn kem và ăn salad cùng gà tây với yến mạch vào bữa trưa thì đó là điều bình thường. Nhưng ăn quá nhiều kem và đồ ngọt sẽ khiến nguồn cung cấp năng lượng chính trong cơ thể bạn ít đi và thay đổi, điều đó cũng có thể dẫn đến áp lực gia tăng.

4. Ngủ đúng cách:  Điều này có vẻ không đúng, xong có ai không thích ngủ cơ chứ? Nhưng ngủ đủ giấc là việc bạn phải chú tâm bởi nếu không bạn sẽ rất dễ buồn ngủ khi làm bài tập về nhà, hay khi nói chuyện với bạn bè, xem phim…

5. Hãy thường xuyên tập thể dục hàng ngày: Khi bạn tập thể dục, ví dụ như việc tập chạy bạn sẽ không thấy còn lo âu nữa. Tuy nhiên thì các bài tập không loại bỏ được cảm giác căng thẳng, chúng chỉ hạn chế các hoạt chất não khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn.

Học cách quản lý áp lực đồng nghĩa với việc xây dựng các kỹ năng giải quyết đối mặt với vấn đề giúp bạn dám đương đầu với các thử thách để trưởng thành. Bạn phải giữ và đối mặt với các vấn đề chứ không phải là lờ chúng đi, phải học cách đối mặt và giải quyết chúng.

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh
Nguồn: D’Arcy Lyness, Ph D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang