Ăn uống theo tâm trạng

Hãy tưởng tượng bạn đã có một trận cãi nhau người bạn thân nhất, và cả hai bạn sẽ phải tự giải quyết vấn đề. Nhưng ngay bây giờ thì bạn đang cảm thấy rất buồn bực, khi bạn về nhà, mẹ bạn hỏi có gì xảy ra sao. Bạn sẽ đáp lại như thế nào?
· Cho mẹ biết chuyện đã xảy ra và chia sẻ, tâm sự với mẹ
· Trả lời mẹ là mọi việc đều ổn và rồi bạn mở tủ lạnh tìm kem ăn.

How to Make the Most of Your Leftover Food - Recipes & Tips
Nguồn: Sưu tầm

Ăn theo tâm trạng là gì?

Ăn theo tâm trạng là khi người ta sử dụng thực phẩm như là một cách để đối phó với cảm xúc thay vì để thỏa mãn cơn đói. Chúng ta đều đã từng làm vậy, ăn sạch 1 bịch khoai tây chiên khi chán nản hoặc ngốn hết cái bánh quy này đến cái bánh quy khác khi bạn đang phải cố ôn luyện trước một kỳ thi quan trọng. Nhưng khi lạm dụng đặc biệt là nếu bạn không nhận ra điều đó thì việc ăn uống theo cảm xúc có thể ảnh hưởng đến cân nặng, sức khỏe, và sự khoẻ mạnh của cơ thể nói chung.

Một trong những việc hay bị hiểu nhầm nhất về việc ăn theo tâm trạng là nó xuất phát bởi những cảm xúc tiêu cực. Sự thật là, người ta thường có xu hướng ăn nhiều hơn khi họ đang căng thẳng, cô đơn, buồn, lo lắng, hay chán nản. Nhưng ăn uống theo tâm trạng cũng có liên kết với các cảm xúc tích cực, ví dụ như trong ngày Valentine hoặc lễ kỷ niệm hay ngày lễ mọi người thường ăn nhiều hơn.

Ăn uống theo tâm trạng đôi khi có thể bởi những biến cố lớn của cuộc đời của một người, như chết hoặc ly hôn. Tuy nhiên, có vô số những căng thẳng diễn ra hàng ngày khiến một người muốn tìm đến sự an ủi hay sự tiêu khiển bằng thực phẩm.

Thói quen ăn uống theo cảm xúc cũng có thể bắt nguồn bởi việc học: một đứa trẻ được thưởng kẹo khi làm được một điều tốt, thì khi lớn lên có thể dùng kẹo như một cách khen thưởng. Một đứa trẻ được cho bánh để dỗ chúng ngừng khóc, chúng có thể sẽ có cảm giác rằng bánh đem lại cho chúng sự thoải mái.

Thực phẩm quen thuộc

Tất cả chúng ta đều có những món ăn yêu thích của mình. Sự thật là, các món ăn đó có thể thay đổi tuỳ theo tâm trạng và giới tính. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người hạnh phúc dường như muốn ăn những thứ như bánh pizza, trong khi những người u buồn lại thích kem và bánh quy. Những người chán nản thường hay thèm thức ăn giòn mặn, như khoai tây chiên. Các nhà nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra rằng phái nam có vẻ thích thức ăn nóng, được làm tại nhà, như thịt nướng và thịt hầm. Phái nữ lại thích sô-cô-la và kem.

Điều này dẫn đến một thắc mắc: tại sao không ai thích cà rốt và cần tây? Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm câu trả lời cho điều đó. Những gì họ nghiên cứu được là các loại thực phẩm nhiều chất béo, như kem, có thể kích hoạt một số hóa chất trong cơ thể tạo ra cảm giác mãn nguyện và hài lòng. Đặc tính gần như gây nghiện này thực sự có thể làm cho bạn mỗi khi thấy khó chịu luôn muốn tìm đến những thực phẩm này.

Nguồn: pexels

Năng lượng thực sự của cơ thể cần và sự thèm thuồng về cảm xúc

Tất cả chúng ta đều phải trải qua giai đoạn ăn uống theo cảm xúc. Tuy nhiên với một số người, ăn uống theo cảm xúc với họ là một vấn đề thực sự, điều khiến họ bị tăng cân hoặc bị ảnh hưởng tới quá trình ăn uống và phải dùng tới thuốc xổ.

Rắc rối với việc ăn uống theo cảm xúc ngoài các vấn đề sức khỏe là những cảm xúc sau đó. Bạn thường có thể cảm thấy tệ về lượng thực phẩm mà bạn đã nạp vào. Đó là sự khác biệt giữa năng lượng thực sự của cơ thể cần và sự thèm thuồng về mặt cảm xúc. Lần sau, khi bạn muốn tìm đồ ăn vặt, hãy kiểm tra xem cơn đói của bạn bắt nguồn từ đâu.

Nguồn: Sưu tầm

Năng lượng thực sự cơ thể cần:
· Có khuynh hướng đến từ từ và có thể được hoãn lại
· Có thể hài lòng với bất kỳ loại thực phẩm nào
· Sau khi no, bạn có thể ngừng ăn
· Không có cảm giác hối hận sau khi ăn.

Sự thèm thuồng về cảm xúc
· Cảm thấy đột ngột và khẩn trương
· Nguyên nhân thèm rất cụ thể (ví dụ như pizza hoặc kem)
· Bạn có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường
· Sau đó có thể gây ra cảm giác hối hận sau khi ăn xong.

Hãy tự đặt một vài câu hỏi cho bản thân:
· Tự hỏi bản thân có ăn suất lớn hơn bình thường không?
· Tự hỏi bản thân có ăn vào những thời điểm bất thường không?
· Tự hỏi bản thân có cảm thấy mất kiểm soát với thực phẩm?
· Bản thân có đang lo lắng về một điều gì đó như trường học, một vài tình huống trong xã hội, hoặc một sự kiện mà khả năng bạn sẽ tham gia.
· Có một sự kiện trọng đại trong cuộc sống bản thân đang gặp khó khăn khi đối phó với nó?
· Tự hỏi bản thân có bị thừa cân hoặc béo phì, hoặc gần đây đã có một sự thay đổi lớn về trọng lượng hay chỉ số khối cơ thể (BMI) không?
· Những người khác trong gia đình có sử dụng thực phẩm như một cách để xoa dịu cảm xúc của mình hay không?


Nếu bạn trả lời có với những câu hỏi này, vậy chắc chắn rằng việc ăn uống của bạn có thể đã trở thành một cơ chế đối phó thay vì một cách để nạp năng lượng cho cơ thể của bạn.

Phá vỡ chu kỳ

Quản lý việc ăn uống theo cảm xúc tức là tìm những cách khác để đối phó với các tình huống và cảm xúc khiến một người luôn muốn tìm đến thức ăn. Ví dụ, sau khi đi học về bạn có tự động chạy vào bếp để tìm đồ ăn? Hãy dừng lại và tự hỏi chính mình, “Bạn có thực sự đói không?” Dạ dày của bạn có đang cồn cào không? Bạn có khó tập trung hoặc cảm thấy khó chịu không? Nếu các dấu hiệu này là những cơn đói, hãy chọn một việc gì đó nhẹ nhàng và lành mạnh để giúp làm giảm bớt đói và chờ đến bữa ăn tối. Nếu bạn không thực sự đói? Nếu nhu cầu thèm ăn sau giờ học đã trở thành một phần thói quen của bạn, hãy suy nghĩ về lý do tại sao.

Hãy thử những cách sau:
1. Tìm ra lý do tại sao bạn muốn ăn và tìm một hoạt động thay thế.
Ví dụ:
· Nếu bạn đang chán hay cô đơn, hãy gọi điện thoại hoặc nhắn tin cho một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình.
· Nếu bạn đang căng thẳng, hãy thử tập một bài tập yoga hoặc nghe một số giai điệu đem cho bạn cảm giác tốt hoặc bạn có thể thư giãn đôi chút bằng cách chạy bộ tại chỗ, tập các bài tập khởi động, hoặc nhảy múa quanh phòng của bạn cho đến khi hết nhu cầu muốn ăn.
· Nếu bạn mệt mỏi, hãy xem lại thói quen ngủ của mình. Mệt mỏi có thể sẽ cho ra cảm thấy gần giống với đói, và thực phẩm sẽ không có ích nếu bạn để cơ thể rơi vào tình trạng thiếu ngủ vào ban đêm, đó là nguyên nhân gây mệt mỏi vào ban ngày.
· Nếu bạn ăn vì lý do muốn trì hoãn, hãy làm việc gì đó như mở sách và hoàn thành bài tập. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau đó. 

2. Ghi lại những cảm xúc khiến bạn thèm ăn. Đây là một trong những cách tốt nhất để theo dõi tâm trạng và quá trình ăn uống. Ghi chép lại những gì bạn ăn, ăn bao nhiêu, và cảm giác của bạn lúc ăn (ví dụ, buồn chán, hạnh phúc, lo lắng, buồn bã, tức giận) và bạn có thực sự đói không hay chỉ muốn ăn cho thoải mái. Qua đây, bạn sẽ bắt đầu nhận ra những đặc điểm nổi bật giữa tâm trạng của bạn và những gì bạn ăn. Bạn có thể sử dụng thông tin này để có những lựa chọn tốt hơn.

3. Tạm dừng và “đếm tới 5” trước khi bạn chạm vào đồ ăn.
Chúng ta thường xuyên làm việc ngày qua ngày mà không thực sự quan tâm đến chính bản thân mình. Chúng ta quá căng thẳng, bận bịu với quá nhiều kế hoạch, và chỉ biết tới công việc đến nỗi chúng ta bỏ mất cơ hội để nhìn lại cuộc sống mỗi ngày. Thay vì ăn ngay sau khi bạn về nhà, hãy dành vài phút đến chuyển đổi tâm trạng. Nhìn lại những chuyện đã xảy ra trong ngày. Nhận thức về cảm giác mà những việc đó mang lại cho bạn: Hạnh phúc, vui mừng, phấn khích, tức giận, lo lắng, ghen tuông, cảm thấy bị cô lập.

Nhận sự giúp đỡ

Ngay cả khi bản thân chúng ta hiểu những gì đang xảy ra, song nhiều người vẫn cần tới những sự trợ giúp trong việc thay đổi thói quen ăn uống theo cảm xúc. Điều này không dễ dàng đặc biệt là khi ăn uống theo cảm xúc dẫn đến các vấn đề liên quan tới cân nặng và lòng tự trọng. Vì vậy, đừng cố gắng ở một mình khi bạn có thể nhận được sự giúp đỡ.

Nguồn: Sưu tầm

Hãy tận dụng sự giúp đỡ của các chuyên gia hoặc nhân viên tư vấn và trị liệu có thể giúp bạn đối mặt và giải quyết với những cảm xúc của mình. Các nhà dinh dưỡng có thể giúp bạn xác định mô hình ăn uống tốt hơn và giúp bạn đi đúng hướng với một chế độ ăn kiêng. Các chuyên gia thể dục có thể khiến các hoá chất trong cơ thể của bạn được đốt cháy thông qua việc tập thể dục thay vì ăn.

Nếu bạn lo lắng về việc ăn uống của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu giảm cân của mình một cách an toàn và giúp bạn liên lạc với các chuyên gia, những người có thể hướng dẫn bạn đạt được sự khởi đầu mới, sử dụng thực phẩm theo cách khoa học hơn

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh 
Nguồn: D’Arcy Lyness, Ph D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang