Ngại ngùng là một loại trạng thái cảm xúc, làm ảnh hưởng đến cảm nhận và cách ứng xử của cá nhân đối với thế giới xung quanh, có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, lo lắng, căng thẳng, rụt rè,…Sự ngại ngùng thường được thể hiện qua một số biểu hiện cơ thể: đỏ mặt, không nói thành lời, run rẩy, khó thở,…
Khi một người cảm thấy ngại ngùng, người đó sẽ ngại nói chuyện hoặc thực hiện một công việc nào đó vì đơn giản họ chưa đủ tự tin để chắc chắn về những điều mình đang làm hoặc chưa sẵn sàng để thể hiện bản thân.
Mang cảm xúc ngại ngùng cá nhân có thể trở thành một người biết quan tâm đến cảm xúc của người khác nhưng bên cạnh đó, việc trải qua cảm giác ngại ngùng một cách quá mức cũng khiến cho cá nhân đánh mất đi những cơ hội tốt để mở rộng mối quan hệ, được thử thách bản thân trong những môi trường mới. Bên cạnh đó sự ngại ngùng quá mức cũng làm ảnh hưởng đến sự tự tin và lòng tự trọng của mỗi cá nhân.
Trạng thái cảm xúc này hoàn toàn có thể thay đổi được nên nếu bạn đang cảm nhận rằng sự ngại ngùng đang ảnh hưởng không tốt của mình hãy quyết đoán lựa chọn những cách thức phù hợp để khơi dậy sự tự tin trong con người bạn.
Hãy tận hưởng những giây phút vui vẻ với bạn bè, tìm kiếm những niềm vui mới và xây dựng sự tự tin của chính bản thân mình.
Một vài người thích sự trải nghiệm và gặp gỡ những con người mới. Họ luôn hướng về phía trước và sẵn sàng đón nhận các cơ hội. Những cá nhân này thường thích giới thiệu bản thân trước và cũng chính là những người luôn biết cách dẫn dắt câu chuyện trong khi giao tiếp. Và Josh là một người như vậy. Ở Josh, việc luôn thân thiện và tỏ ra thân mật, thoải mái xảy ra tự nhiên, anh luôn đem lại năng lượng tràn đầy và sự vui vẻ cho người xung quanh. Đối với Josh, những việc đó không cần quá nhiều nỗ lực hay sức lực.
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu như bạn làm những việc mà bạn cảm thấy không thoải mái (ví dụ như thuyết trình trước lớp hoặc nói chuyện với người mà bạn có cảm tình), việc đó diễn ra như thế nào?
Những người khác giống như bạn của Josh, Megan. Từ khi học ở trường cấp một, Megan có suy nghĩ rằng cô ấy là người ít nói và tỏ ra ngại ngùng. Cô ấy thường làm quen với người lạ hoặc thích nghi những tình huống mới không nhanh.
Một vài người có thể hiểu nhầm Megan là người lạnh lùng hoặc không thân thiện. Nhưng cần phải có thời gian để hiểu được cô ấy. Bạn học cùng lớp Megan hiểu rằng cô ấy là người luôn quan tâm tới bạn bè, là người biết cách lắng nghe, và dí dỏm. Bạn thân của cô ấy hiểu rất rõ về người bạn của mình, sự thật là Megan có tài đánh đàn piano và cô ấy thậm chí còn tự sáng tác nhạc.
Ngại ngùng là gì?
Ngại ngùng là một cảm xúc ảnh hưởng tới việc cảm nhận và cách cư xử của một người với những người xung quanh. Ngại ngùng có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, lo lắng, căng thẳng, rụt rè, bẽn lẽn, và thậm chí không cảm thấy an toàn. Những người có cảm giác ngại ngùng thi thoảng rất nhạy cảm thể hiện bằng hành động của cơ thể như đỏ mặt, không nói được thành lời, run rẩy hoặc không thể thở được.
Khi ai đó cảm thấy ngại ngùng, họ thường ngại nói chuyện hoặc làm mọi việc bởi họ thấy không chắc chắn về bản thân họ và họ chưa sẵn sàng thể hiện bản thân.
Phản ứng với những thứ mới
Những tình huống mới mẻ hoặc không quen thuộc có thể đem lại cho họ cảm giác ngại ngùng, ví dụ như ngày đầu tiên đi học, hoặc gặp người lạ, hay lần đầu tiên phát biểu trước đám đông. Mọi người thường cảm thấy e ngại khi họ không chắc chắn về lời nói hoặc hành động, không biết phản ứng của mọi người xung quanh về họ ra sao. Mọi người sẽ ít rụt rè hơn nếu họ ở trong những tình huống mà họ mong đợi, cảm thấy chắc chắn về thứ họ nói hoặc giữa những người thân quen.
Giống như các cảm xúc khác của con người, thì cảm giác ngại ngùng có thể chia làm nhiều cấp độ, thấp, trung bình hoặc cao, nó tuỳ thuộc vào tình huống và tuỳ vào mỗi cá nhân. Một số người thường cảm thấy ngại ngùng có thể nghĩ rằng bản thân họ là người ngại ngùng.
Do đó, họ cần thời gian để đón nhận sự thay đổi. Họ thích gắn bó với những giá trị quen thuộc hơn. Những người ngại ngùng luôn e dè trước khi thử làm những điều mới. Họ có xu hướng thích xem người khác làm hơn là tham gia vào hoạt động cùng tập thể. Họ thường mất nhiều thời gian để hòa nhập vào đám đông.
Đôi lúc trở nên im lặng hoặc sống nội tâm là biểu hiện của một ai đó có tính cách ngại ngùng, nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy, im lặng không đồng nghĩa với việc người đó có tính cách rụt rè, e ngại.
Tại sao có một vài người luôn cảm thấy ngaị ngùng?
Ngại ngùng có một phần bởi sự di truyền. Nó cũng bị ảnh hưởng một phần bởi cách ứng xử mà họ được tiếp thu, cách mà mọi người phản ứng với sự ngại ngùng, và từ kinh nghiệm sống họ có.
Sự ngại ngùng ảnh hưởng ra sao?
Những người ngại ngùng thường dễ nhạy cảm hơn những người khác về cảm xúc và cảm nhận. Bởi sự nhạy cảm và kỹ năng nghe của họ mà một vài người ngại ngùng dễ dàng quan tâm đến người khác và có hứng thú tìm hiểu xem những người khác họ cảm nhận ra sao. Mọi người thường xem họ là những người bạn tốt nhất.
Tuy nhiên, một vài người muốn cải thiện bản thân với mong muốn hoà nhập với môi trường xung quanh và được là chính họ. Nếu bạn đang cố gắng làm những điều tương tự thì những dòng dưới đây là dành cho bạn:
Tình trạng ngại ngùng sẽ trở nên căng thẳng khi nào?
Hầu hết những người ngại ngùng có thể học cách để tự xoay sở với tính cách
ngại ngùng của họ, như vậy nó sẽ không thể gây cản trở cho những việc họ đang làm. Họ sẽ học cách giao lưu và làm quen với mọi người và tình huống. Họ sẽ dần trở nên thân thiện và tự tin, và quên đi sự ngại ngùng.
Nhưng đối với một vài người, bản tính ngại ngùng có thể rất khó để kiểm soát. Khi mà cảm giác đó quá lớn, chúng sẽ khiến con người kém tương tác và ảnh hưởng tới các hoạt động trên lớp cũng như trong xã hội.
Thay vì làm quen, cảm giác ngại ngùng sẽ trở thành nỗi lo sợ. Điều này sẽ khiến họ tránh xa các hoạt động xã hội và quay lưng với tất cả những thay đổi mới mẻ hoặc không có nhu cầu kết bạn. Cảm giác ngại ngùng quá mức có thể khiến một số người không thoải mái, và dẫn tới hệ quả là họ không thể nói chuyện với bạn bè và giáo viên trên lớp.
Ngại ngùng quá mức sẽ trở thành một rào cản ngăn cách nhiều người với thế giới bên ngoài. Không những vậy, cảm giác này cũng ảnh hưởng tới sự tự tin và sự tự trọng của mỗi cá nhân. Từ đó, cản trở họ nắm bắt các cơ hội tốt và thử làm những việc mới. Cảm giác ngại ngùng quá mức là một dấu hiệu của sự lo âu mang tên hội chứng ám ảnh xã hội. Người mắc hội chứng này cần tới sự trợ giúp của các nhà trị liệu để vượt qua.
Những người mắc chứng ám ảnh xã hội hoặc chứng ngại ngùng quá mức có thể vượt qua được, nhưng điều này cần tới thời gian, sự kiên nhẫn, sự động viên và luyện tập. Bạn sẽ gặt được thành quả tốt nếu chăm chỉ luyện tập. Hãy tận hưởng những phút giây vui vẻ với bạn bè, tìm niềm vui và xây dựng sự tự tin.
Hãy là chính bạn
Chúng ta không thể thay đổi những sự thật hiển nhiên (và chẳng ai muốn làm những điều đó). Nếu bạn là người ngại ngùng từ trong tính cách hoặc nếu bạn thấy rằng cảm giác ngại ngùng đang cản trở bạn, hãy làm một vài việc để đánh thức các xúc cảm trong bạn để có thể tự tin và thoải mái với mọi người.
Một vài người nhận thấy rằng họ càng tương tác nhiều với xã hội thì càng dễ cho họ vượt qua. Các kỹ năng thực hành như sự quyết đoán, giao tiếp, thân thiện, tự tin với ngôn ngữ cơ thể có thể giúp mọi người vượt qua sự ngại ngùng, xây dựng sự tự tin và từ đó tận hưởng với các trải nghiệm hàng ngày.
Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh
Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D