Đau buồn là gì?
Đau buồn là phản ứng của chúng ta đối với cái chết hoặc mất mát. Sự đau buồn có thể ảnh hưởng đến cơ thể, tâm trí, cảm xúc và tinh thần của chúng ta.
Mọi người có thể nhận thấy hoặc biểu hiện đau buồn bằng nhiều cách:
Phản ứng thể chất: Có thể là những thay đổi thèm ăn hoặc ngủ nhiều, đau bụng, tức ngực, đau, căng cơ, căng thẳng, thiếu sức sống, bồn chồn, hoặc hay mất tập trung.
Những suy nghĩ thường xuất hiện trong đầu: Đây có thể là hình ảnh về những kỷ niệm hạnh phúc của người đã chết, sự lo lắng hoặc hối hận, hoặc những suy nghĩ về cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu người đó.
Những xúc cảm mạnh mẽ: nỗi buồn, tức giận, tội lỗi, tuyệt vọng, sự cứu rỗi, tình yêu hay hy vọng.
Phản ứng tâm linh: tìm ra sức mạnh của đức tin, niềm tin tôn giáo, ý nghĩa về mặt tâm linh và sự kết nối.
Quá trình khi con người đau khổ
Đau buồn là phản ứng của con người khi có chứng kiến sự mất mát, đó cũng là cái mà chúng ta chỉ quá trình chúng ta thể hiện với sự mất mát của một người. Đau buồn là một loại cảm xúc mà với nó chúng ta cảm thấy được an ủi, cần phải đối mặt và tìm cách để thích ứng.
Trải qua đau buồn không có nghĩa là quên mất một người đã mất. Mà điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang tìm cách để tưởng nhớ tới những người thân yêu và thích nghi với cuộc sống mà không có họ.
Những phản ứng đau buồn mà mọi người trải qua thường đến rồi lại đi. Thông thường, bạn sẽ rất đau khổ ngay sau khi ai đó qua đời. Nhưng một số người không cảm thấy đau khổ ngay. Họ có thể cảm thấy không có cảm giác, sốc, hoặc không tin. Có thể mất một khoảng thời gian để họ tin vào sự thật rằng người đó đã qua đời.
Nghi lễ
Nghi lễ, như trong các buổi tưởng niệm và lễ tang, khiến bạn bè và người thân có thể cùng nhau hỗ trợ và an ủi gia đình có người qua đời. Những hoạt động này có thể giúp mọi người vượt qua nỗi buồn trong những ngày đầu tiên sau cái chết và giúp tưởng nhớ người đã chết.
Mọi người có thể dành thời gian để nói chuyện và chia sẻ những kỷ niệm về người thân yêu vừa qua đời. Việc này có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi bạn bè và gia đình qua thăm hỏi.
Đôi khi, mọi người thể hiện cảm xúc của họ trong thời gian này bằng hành động như khóc. Nhưng đôi khi mọi người cũng có thể bị sốc hoặc bị ám ảnh bởi sự mất mát, chính vì thế mà họ không thể hiện bất kỳ cảm xúc nào ngay lúc đó. Thậm chí họ vẫn có thể cười và nói chuyện với mọi người trong đám tang như thể không có gì xảy ra, song điều đó không đồng nghĩa với việc là họ không buồn.
Khi nghi thức kết thúc, một số người nghĩ rằng họ nên quên đi nỗi buồn. Nhưng thường quá trình đau buồn mới chỉ bắt đầu. Mọi người có thể quay trở lại các hoạt động bình thường của họ nhưng cảm thấy khó để có thể tập trung vào các hoạt động. Mặc dù họ không nói ra ngoài, nhưng họ thực sự vẫn rất buồn.
Cảm thấy tốt hơn
Nếu người quen của bạn đã qua đời, việc bạn giữ cảm xúc của bản thân hay đặt câu hỏi là hoàn toàn tự nhiên, và sau đó bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào sự tác động của việc mất mát lên cuộc sống của bạn.
Bạn có thể cảm thấy đau buồn trong nhiều ngày, hàng tuần hoặc thậm chí lâu hơn thế. Bạn có thể cảm thấy việc đau buồn sẽ liên quan tới những việc như sự mất mát đó diễn ra đột ngột, bất thình lình hay mức độ thân giữa bạn với người đã mất. Mỗi người sẽ có những hoàn cảnh khác nhau.
Dần dần bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Sẽ có lúc, bạn có thể cảm thấy như mình sẽ không bao giờ có thể vượt qua được nỗi đau này. Tuy nhiên quá trình đau buồn cần đến thời gian, và đau buồn sẽ mất nhiều thời gian hơn các thứ khác.
Theo thời gian, những sự nhắc nhở về người đã mất có thể sẽ đẩy nỗi đau buồn lên cao. Có đôi lúc, bạn có thể cảm giác như thể nỗi đau diễn ra ngay trong lúc bạn hoạt động bình thường, nó không xuất hiện trong tâm trí thường xuyên.
Khi bạn làm những việc bạn yêu thích và dành thời gian với những người thân xung quanh, bạn có thể giúp bản thân cảm thấy tốt hơn. Mỗi tình huống đều khác nhau. Mức độ bạn cảm thấy buồn hoặc việc bạn sẽ trong tình trạng này bao lâu không đánh giá con người bạn.
Tự giúp chính bản thân mình
Nếu bạn đang gặp sự buồn phiền, hãy thể hiện cảm xúc của bạn và nhận sự hỗ trợ, quan tâm tới bản thân nhiều hơn.
Hãy thể hiện cảm xúc và yêu cầu được giúp đỡ
Hãy dành ra ít phút để cảm nhận và phản ứng. Hãy cố gắng biến chúng ra thành lời. Viết ra những gì bạn đang cảm nhận và cách bạn phản ứng lại với nỗi đau. Chú ý vào cảm giác và chia sẻ về kinh nghiệm của bạn.
Hãy nghĩ tới ai đó mà bạn có thể chia sẻ cảm xúc của bạn, ai đó sẽ lắng nghe và hiểu bạn. Tìm thời gian thích hợp để nói chuyện với người đó về những gì bạn đang trải qua và sự mất mát đang ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Chú ý tới cảm giác của bạn sau khi bạn chia sẻ câu chuyện.
Chúng ta có thể học được rất nhiều từ người quanh ta trong cuộc sống. Kể cả khi bạn không muốn nói chuyện, việc đó cũng giúp người thân khác xung quanh bạn. Khi gia đình và bạn bè tụ họp, điều này giúp mọi người cảm thấy không bị cô lập trong những ngày đầu tiên và giúp họ vượt qua nỗi đau. Việc bạn ở bên cạnh họ, sự hiện diện của bạn và lời bạn nói cũng giúp ích cho họ ít nhiều.
Tìm ra ý nghĩa, những bài học
Chúng ta có thể học hỏi nhiều thứ từ sự mất mát và chia sẻ kinh nghiệm khó khăn. Hãy suy nghĩ về những gì bạn đã khám phá được về bản thân mình, về người khác, hoặc về cuộc sống sau khi trải qua sự mất mát này. Để giúp bạn bắt đầu, bạn có thể thử đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi sau:
– Người đó có ý nghĩa thế nào trong cuộc đời với bạn?
– Bạn đã học được gì từ người đó?
– Sau trải nghiệm này bạn học được những điều gì?
– Bạn đã học được gì từ chính bản thân bạn, từ người xung quanh bạn và trong cuộc sống của bạn?
– Bạn trông đợi điều gì nhất?
– Ai là người đã ở bên bạn? Họ có phải là những người bạn mong đợi không? Bạn đã học được gì từ họ?
– Bạn lớn lên như nào và điều gì khiến bạn trưởng thành?
Chăm chút cho bản thân
Sự mất mát của người thân có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Hãy chăm chút bản thân mình:
Ngủ: Giấc ngủ là lúc cả cơ thể và tâm trí của bạn được nghỉ ngơi, tuy nhiên nỗi đau có thể sẽ khiến bạn mất ngủ. Hãy tập trung xây dựng những thói quen ngủ lành mạnh, như đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm hoặc tập thói quen tập yoga nhẹ nhàng hoặc tập thở trước khi ngủ.
Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp tâm trạng của bạn tốt hơn. Mặc dù khó có thể có động lực khi bạn buồn, vậy nên hãy sửa đổi thói quen thông thường của bạn nếu bạn cần. Ngay cả việc đi bộ nhẹ nhàng ngoài trời có thể giúp bạn có cái nhìn mới.
Ăn đúng cách: Bạn có thể cảm thấy như chán ăn hoặc bạn có thể không cảm thấy đói. Tuy nhiên cơ thể bạn vẫn cần các loại thực phẩm bổ dưỡng. Tránh tình trạng ăn quá nhiều, ăn quá nhiều đồ vặt, hoặc uống rượu để “làm dịu” nỗi đau của bạn.
Đau buồn là một cảm xúc bình thường. Nó có thể giúp bạn biết rằng bạn sẽ luôn luôn ghi nhớ người bạn đã mất, thời gian sẽ xoa dịu tất cả nỗi đau.
Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh
Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D