Ba cách giúp bạn luyện tập thái độ

Chú tâm đến những điều tốt lành, trân trọng nó.

Tận hưởng, chú ý đến những điều tốt đẹp.

Thể hiện thái độ của bạn, viết chúng ra hoặc nói lời cảm ơn tới ai đó. 

Chú ý đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn

Để làm được điều này hãy chú ý và xác định những thứ bạn cần thấy trân trọng. Bạn nên chú ý vào từng chi tiết nhỏ thường ngày trong cuộc sống của bạn và những thứ tốt cái mà bạn thi thoảng gặt hái được.
Hãy thử một vài cách sau: 

  • Mỗi ngày hãy thử làm ba việc khiến bạn thấy dễ chịu. Khi bạn cảm thấy dễ chịu hoặc cảm thấy biết ơn điều gì đó, cảm giác đó sẽ giúp bạn cảm thấy tuyệt vời.
  • Hãy tiếp tục trân trọng. Hãy tự hứa với bản thân rằng bạn sẽ thực hiện những việc tốt thường ngày bằng cách bạn đang chú ý tới việc nó đang diễn ra.
  • Thể hiện lòng biết ơn, trong một vài nền văn hoá một số người nói những lời cầu nguyện trước bữa ăn. Việc đó không hoàn toàn thể hiện rằng người đó theo đạo, điều đó chỉ đơn giản là họ cảm thấy trân trọng những thức ăn họ có trong bữa ăn.
Nguồn: pexels.com

Một khi bạn có nhận thức về những điều may mắn bạn có trong cuộc sống thường ngày, bước tiếp theo cần làm là tận hưởng chúng. Tận hưởng cảm giác biết ơn đem lại cho bạn. Sẽ có những lúc bạn cảm thấy rất tự nhiên, đúng đắn, và thoả mãn. Và sẽ có lúc bạn tự nhủ với bản thân rằng: “Thật tuyệt vời”, “Điều đó thật tuyệt làm sao”. Hãy dừng lại một chút, hãy chú ý và thu lại những cảm nhận để tận hưởng cảm giác hạnh phúc.

Thể hiện sự biết ơn.
Thể hiện sự biết ơn còn hơn những cử chỉ nhã nhặn, cách xử sự, hoặc tỏ ra lịch sự. Đó là cách bạn cho thấy sự biết ơn từ chính lòng thành của bạn. Khi bạn nói lời cảm ơn tới một ai đó, bạn cũng đang thể hiện hai cách biết ơn: Đó là bạn chú ý tới những việc tốt và bạn thật lòng bày tỏ sự trân trọng đối với việc đó.

Hãy thử những điều sau:

Thể hiện sự trân trọng tới ai đó người đã làm những việc tốt: Hãy nói: “Thật tốt khi bạn đã giúp…”, “Việc đó thật sự đã giúp cho tôi rất nhiều khi bạn…”, “Bạn đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi mà…”, “Cảm ơn bạn đã lắng nghe tôi khi…”, “Tôi rất trân trọng việc bạn chỉ dạy tôi…” hoặc nói “Cảm ơn vì đã ở bên tôi khi…” Bạn cũng có thể viết những lời biết ơn như vậy.

Thể hiện sự biết ơn của bạn bằng lòng tốt. Sự biết ơn có thể tạo cho bạn cảm hứng sau khi bạn tận hưởng nó, hoặc hành động tử tế tế và chu đáo hơn. Bạn cũng sẽ biết cân nhắc tình huống hay việc nào cần phải chủ động làm trước. Ví dụ như giữ cửa cho một người đi sau bạn, kể cả khi điều đó có khiến bạn phải chờ đợi lâu hơn bình thường bạn làm. Hay làm một vài việc nhà mà không cần ai biết hay ghi nhận công sức của bạn. Hãy chú ý cảm nhận của bạn sau những việc đó.

Nói với mọi người vè cảm nhận của bạn, nó có ý nghĩa ra sao với bạn. Bạn không cần phải tỏ ra yếu đối đuối, uỷ mị hay phải mạnh mẽ. Chúng ta hãy cứ nên là chúng ta, tuy nhiên nếu bạn nói những câu nói đúng thời điểm, kể cả đó có là những câu đơn giản cũng sẽ có ý nghĩa rất lớn, ví dụ “Mẹ ơi, chúc mẹ ăn ngon, và cảm ơn mẹ về bữa ăn”.

Sự biết ơn từ sâu thẳm trong con người bạn không khiến bạn nghĩ rằng bạn mắc nợ một ai đó. Nếu bạn được ai đó nhờ vả, bạn chắc chắn sẽ không muốn người đó cảm thấy rằng bạn mong chờ sự đáp trả, đó là cảm giác tốt và điều đó tạo nên vòng tuần hoàn của những việc tốt.

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh 
Nguồn: D’Arcy Lyness, Ph D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang