Chia sẻ với bố mẹ về những chuyện buồn phiền

Bạn thấy sao khi bạn buồn?

Khi bạn buồn, cô đơn, hoặc gặp rắc rối mà bạn không tìm ra được cách giải quyết, bạn cần tìm đến sự trợ giúp và hỗ trợ. Sẽ tốt nhất nếu bạn tìm tới bố mẹ bạn.

Chuẩn bị để nói chuyện với bố mẹ

Có thể bạn cảm thấy khó khi phải mở lòng với bố mẹ, đặc biệt khi bạn đã không làm chuyện đó trong một khoảng thời gian dài. Bạn cũng sẽ chẳng thể chia sẻ khi mà ngay trong chính bản thân bạn còn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình. Việc chia sẻ sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn.

Một số người có thể quan tâm đến phản ứng của bố mẹ khi lắng nghe những câu chuyện của họ. Họ tự hỏi rằng liệu có khi nào mẹ sẽ phát điên lên? Liệu rằng cha mình sẽ thất vọng vì mình? Không có gì đáng lo ngại, đó đều là hiển nhiên khi bạn có những lo lắng như vậy, và hầu hết bố mẹ sẽ hỗ trợ và hiểu chuyện khi mà họ nhận ra được vấn đề từ con cái họ.

Thông thường, bạn sẽ muốn bố mẹ là người mở đầu các câu chuyện. Thi thoảng cha/mẹ sẽ hỏi rằng mọi chuyện có ổn không. Tuy nhiên phần lớn phụ thuộc vào bạn, bạn nên là người khởi đầu một cuộc nói chuyện. 

Bắt đầu cuộc trò chuyện

Tìm thời điểm thích hợp để nói chuyện với bố mẹ, bạn cũng có thể bắt đầu cuộc trò chuyện theo cách hỏi: “Con có thể nói chuyện với cha mẹ được không ạ? Con đang cảm thấy buồn phiền vì một vài việc, con nghĩ con cần nói chuyện với cha mẹ”.

Nếu quá khó để mở lời, bạn cũng có thể dùng cách viết thư và nói những điều mình muốn nói.

Nguồn: sưu tầm

Thi thoảng một cuộc trò chuyện có thể tự bắt đầu mà không cần tới bất cứ ai khởi đầu, ví dụ khi thấy buồn bực, bạn khóc, bạn muốn trút ra tâm trạng của bạn, và đây là cách hoàn hảo để bắt đầu một cuộc trò chuyện như bạn muốn. 

Nếu bạn thật sự cảm thấy khó chịu, thứ bạn cần là phải bình tĩnh lại trong suốt buổi nói chuyện. Với cách đó, bố mẹ bạn có thể lắng nghe những tâm tư suy nghĩ của bạn.

Nếu bạn cãi nhau với bố mẹ hoặc gặp phải rắc rối thì sao?

Dường như sẽ rất khó nhận được sự giúp đỡ nếu bạn thấy có biểu hiện của sự thiếu tôn trọng trong cuộc hội thoại giữa bạn và bố mẹ, hoặc nếu bạn đánh nhau hay bạn chẳng nói gì. Hãy chọn thời điểm thích hợp để nói, đó nên là thời điểm bạn không giận giữ hay tranh cãi.

Nếu thực sự cần, bạn cũng có thể bắt đầu bằng một lời xin lỗi, ví dụ như: “Con xin lỗi về những vấn đề không tốt giữa chúng ta gần đây”. Sau đó bạn có thể nói: “Con muốn nói chuyện” hoặc “Con cần sự trợ giúp từ bố mẹ, con đang buồn phiền”. Với những cách này có thể bố mẹ bạn sẽ phải bất ngờ vì bạn đã thực sự trưởng thành và chín chắn. 

Tiếp theo là gì?

Sau khi bạn đã có thể ngồi xuống nói chuyện với bố mẹ, bố mẹ bạn sẽ muốn biết nhiều hơn về chuyện đang xảy ra với bạn. Phần này có lẽ đơn giản hơn giai đoạn mở đầu, hãy nói chuyện, điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. 

Tuy nhiên, có lẽ sẽ rất khó nếu bạn không biết sử dụng ngôn từ để thể hiện cảm xúc của mình. Hãy cố gắng nghĩ về nó trước khi bạn nói chuyện, ví dụ như: “Con không biết”. Và nếu như bạn khó có thể diễn đạt hay giải thích bạn có thể nói: “Con rất muốn nói chuyện, nhưng con đang không biết diễn đạt ra sao để bố mẹ hiểu”.

Hãy suy nghĩ nhiều hơn, và hãy nói chuyện vào lúc khác. Bố mẹ bạn sẽ quan tâm và hỏi chuyện lại bạn. Họ sẽ không mắng hay chì chiết bạn, thay vào đó họ sẽ quan tâm tới bạn nhiều hơn bạn nghĩ.

Thi thoảng, nói ra những chuyện buồn phiền trong lòng cũng rất khó kể cả đối với bậc làm cha mẹ. Có thể sẽ mất vài cuộc trò chuyện, cũng có thể bạn sẽ cảm thấy vui ngay sau một cuộc chia sẻ.

Cho dù vấn đề của bạn có khiến bạn buồn hay không, thì bố mẹ bạn đều có khả năng giúp bạn giải quyết vấn đề. Bố mẹ bạn cũng có thể ngồi lắng nghe bạn nói về suy nghĩ của bạn, các cách giải quyết của bạn và cho ý kiến bạn nên đi theo con đường nào để đạt kết quả đúng nhất. Điều đó có thể làm bạn yên lòng hơn. Dù bạn có đồng ý với các cách giải quyết ngay lúc đó hay không, chia sẻ mọi vấn đề bao giờ cũng tốt hơn là giữ nó trong lòng. 

Nếu tôi cần phải nói chuyện với bác sĩ thì sao?

Nếu bạn cảm thấy mức độ vấn đề quá cao, bạn đã nói chuyện với bố mẹ và bạn thấy vẫn cần đến sự hỗ trợ từ bác sĩ, hãy nói cho bố mẹ bạn biết nếu bạn vẫn tiếp tục thấy buồn phiền hoặc bạn gặp vấn đề với việc tập trung, động lực hay tâm trạng. Bố hoặc mẹ bạn có thể cho bạn ý kiến và hỗ trợ bạn trong quá trình bạn tìm gặp bác sĩ điều trị.

Nguồn: sưu tầm

Nếu trong trường hợp bạn cảm thấy cần gặp bác sĩ nhưng bố mẹ bạn thì lại thấy không cần, hãy giải thích với bố mẹ. Bạn nên bình tĩnh khi giải thích, có như vậy bạn mới nghĩ ra cách giải quyết. Một vài cặp phụ huynh có thể lo lắng về vấn đề tìm bác sĩ trị liệu tốt hoặc vấn đề tài chính để chi trả cho họ. Bác sĩ của bạn, trưởng nhóm, hoặc nhà tư vấn ở trường bạn có thể giúp bố mẹ bạn tìm được bác sĩ trị liệu phù hợp.

Nếu nói chuyện với bố mẹ vẫn không giải quyết được vấn đề

Kể cả khi bạn nghĩ rằng bố mẹ không sẵn sàng hoặc không có khả năng giúp bạn, nhưng bạn vẫn nên thử nói chuyện với bạn. Mọi người vẫn thường bị bất ngờ vì khi nói chuyện với bố mẹ, phụ huynh thường chỉ nghiêng về quan điểm của họ mặc dù họ cũng rất quan tâm đến bản thân bạn. 

Thi thoảng, cha mẹ có rất nhiều vấn đề của riêng họ hoặc có những rắc rối khác, nếu bạn muốn nói chuyện với cha mẹ nhưng họ không thể giúp gì được cho bạn, hãy tìm gặp người lớn khác để nói chuyện (ví dụ như giáo viên, tư vấn viên, huấn luyện viên hoặc người thân). Đừng chán nản cho tới khi tìm được đúng người có thể giúp bạn. 

Vậy bố mẹ bạn có thể giúp gì được hơn cho bạn

Kể cả khi bạn nói chuyện với bác sĩ trị liệu thì bố mẹ bạn vẫn có thể giúp bạn tìm ra cách giải quyết. Ví dụ:

  • Bố mẹ có thể nói chuyện một cách tích cực, không dùng những lời lẽ phê bình, tranh luận, đe doạ mang tính tiêu cực hay sỉ nhục nhau.
  • Bố mẹ vẫn yêu thương và tin tưởng vào bạn.
  • Bố mẹ thể hiện được sức ảnh hưởng với bạn.
  • Bố mẹ bình luận về những hành động tiêu biểu và hành động tích cực mà bạn làm.
  • Bố mẹ giúp bạn hoàn thành bài tập hoặc những dự án mà bạn đang gặp rắc rối.
  • Bố mẹ nhìn nhận những mặt tốt của bạn và hy vọng bạn tiếp tục phát huy nó.
  • Bố mẹ muốn bạn phải có trách nhiệm khi ở nhà cũng như ở trường.
  • Bố mẹ nói về vấn đề mà bạn có.
  • Bố mẹ quan tâm về các bài tập trên lớp, dinh dưỡng, và giấc ngủ của bạn (đây không phải sự cằn nhằn mà xuất phát từ việc họ quan tâm, họ yêu bạn).
  • Bố mẹ làm nhiều việc bạn và bố mẹ cùng ưa thích, ví dụ như đi dạo, hay chơi thể thao, game, xem phim, làm các đồ thủ công, hoặc nấu ăn. 

Bạn có thể cần hỏi ý kiến của bố mẹ về những việc bạn làm. Bạn cũng có thể chia sẻ với họ danh sách việc bạn làm hoặc hãy rủ bố mẹ thực hiện cùng.

Hãy nói chuyện với bố mẹ bạn và rủ họ cùng tham gia các hoạt động của bạn, điều đó có thể giúp bạn bớt buồn phiền. Hãy lập một danh sách kế hoạch các hoạt động bạn sẽ làm. Hãy chắc chắn rằng kế hoạch của bạn sẽ bao gồm cả cách bạn sẽ thực hiện những công việc sau:

  • Tập thể dục.
  • Đi ngủ đúng giờ và nghỉ ngơi đủ.
  • Ăn uống lành mạnh.
Nguồn: sưu tầm
  • Dành thời gian đi ra ngoài.
  • Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động, đặc biệt là với người bạn yêu thích. 

Hãy dành thời gian nhìn qua danh sách kế hoạch của bạn hàng ngay để bạn nhớ rằng bản thân cần phải làm gì. Sau cơn mưa trời lại sáng.

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh

Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang