Nói chuyện với bố mẹ hoặc với người lớn khác

Bạn có thể nói chuyện với bạn bè nhiều hơn bạn nói chuyện với bố mẹ bạn. Điều đó là hoàn toàn tự nhiên. Ngay cả khi bạn và cha mẹ của bạn có một mối quan hệ tuyệt vời, bạn muốn tìm kiếm một con đường riêng của bạn và thực hiện các lựa chọn của riêng bạn.

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều muốn có sự giúp đỡ, lời khuyên và sự hỗ trợ của phụ huynh vào một lúc nào đó. Nhưng nói chuyện với người lớn, bạn có thể gặp khó khăn – đặc biệt là khi nói đến một số đối tượng nhất định. Đây là một số mẹo giúp bạn thực hiện chuyện này dễ dàng hơn.

Nói về những thứ hàng ngày – và làm nó hàng ngày

Càng làm nhiều thứ thì mọi thứ càng dễ dàng đạt được hơn. Nói chuyện với người lớn về những thứ hàng ngày trong cuộc sống của bạn thường ngày sẽ tốt hơn cho bạn khi cần thảo luận về một cái gì đó nghiêm túc hơn.

Nguồn: Sưu tầm

Tìm một cái gì đó tầm thường để trò chuyện về mỗi ngày

Nói về cách nhóm của bạn đã làm khi tham gia một cuộc thi đấu thể thao. Chia sẻ điều mà giáo viên của bạn đã nói. Ngay cả khi nói về những chuyện nhỏ như việc bạn có gì cho bữa ăn tối, điều đó cũng có thể làm mối quan hệ gần gũi và thoải mái.

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu

Nếu bạn cảm thấy mối quan hệ của bạn với cha mẹ của bạn đang căng thẳng, hãy thử tập trung vào các cuộc trò chuyện. Đề cập đến điều dễ thương mà con chó đã làm. Nói về việc em gái của bạn đang làm với môn toán. Trò chuyện với cha mẹ mỗi ngày không chỉ giữ một mối quan hệ bền vững, nó cũng có thể giúp một mối quan hệ không tốt trở nên gắn kết hơn.

Khi cha mẹ biết về cuộc sống hàng ngày của bạn, họ có thể ở bên bạn nếu có điều gì đó thực sự quan trọng xuất hiện.

Nguồn: Sưu tầm

Phát triển các chủ đề phức tạp

Có lẽ bạn cần phải nói cho cha mẹ nghe tin không tốt, như việc bạn trượt kỳ thi. Có lẽ bạn đang cảm thấy sợ hãi hoặc căng thẳng về điều gì đó. Hoặc có thể bạn thực sự muốn nói với cha mẹ của bạn về bạn trai hoặc bạn gái mới của bạn, nhưng bạn không biết làm thế nào, họ sẽ phản ứng ra sao, làm thế nào để nói với họ, hoặc làm thế nào để mở lời. 

Dưới đây là 3 bước để giúp bạn chuẩn bị cho cuộc nói chuyện đó.

Bước 1: Biết rõ những điều bạn muốn nhận được sau cuộc hội thoại

Bạn cần phải trưởng thành để tìm hiểu những gì bạn muốn để ngừng câu chuyện. (Hầu hết người lớn không giỏi trong phần này!)

Những gì bạn hy vọng đạt được có thể rất khác biệt. Hầu hết bạn muốn người lớn sẽ sẵn sàng thực hiện một hoặc nhiều điều sau:

  • Chỉ cần lắng nghe và hiểu những gì bạn đang nói mà không cần đưa ra lời khuyên hay bình luận.
  • Hỗ trợ cho một cái gì đó. 
  • Cho bạn lời khuyên hay sự giúp đỡ.
  • Chỉ dẫn cho bạn nếu bạn đang gặp rắc rối – theo một cách công bằng và không có phê bình khắc nghiệt hay dìm nhau.

Tại sao bạn nên nghĩ về những điều này trước khi bạn bắt đầu nói chuyện? Bạn có thể nói lý do bạn muốn nói chuyện theo cách mà bạn muốn. Ví dụ:

  • “Mẹ ơi, con cần nói với con về một vấn đề mà con có, nhưng con cần mẹ lắng nghe. Mẹ không cần cho con lời khuyên – con chỉ muốn mẹ biết điều con đang phiền lòng.”
  • “Bố, con muốn được sự đồng ý của bố cho chuyến đi chơi sắp tới ở lớp con. Con có thể kể cho bố nghe về nó được không?”
  • “Ông nội, con cần lời khuyên của ông về một vài chuyện, chúng ta có thể nói về nó được không?”

Bước 2: Xác định cảm giác của bạn

Những điều như cảm xúc cá nhân hoặc vấn đề tình dục khá là khó để đem ra thảo luận với bất cứ ai. Điều đó hoàn toàn bình thường khi nói về các chủ đề nhạy cảm. 

Tìm ra cảm giác của bạn. Ví dụ, bạn đang lo lắng rằng nói với cha mẹ về một vấn đề bạn lo lắng có thể sẽ sẽ khiến họ thất vọng hoặc buồn rầu. Nhưng thay vì để cho những cảm xúc đó ngăn không cho bạn nói chuyện, hãy đưa chúng vào như một phần của cuộc trò chuyện. Ví dụ: 

  • “Mẹ ơi, con cần nói chuyện với mẹ – nhưng con sợ con sẽ làm mẹ thất vọng.”
  • “Bố, con cần nói với bố về một vài chuyện – nhưng đó là những việc hơi tế nhị.”

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cha mẹ có thể không hỗ trợ bạn, họ khắc nghiệt, hoặc phê phán? 

Bạn có thể mở đầu câu chuyện bằng cách nói như sau:”Mẹ, con có điều muốn nói với mẹ. Con không tự hào về những gì con đã làm, và mẹ có thể phát điên, nhưng con biết con cần nói với mẹ. Mẹ có thể lắng nghe con cho đến khi con nói hết được không? “

Bước 3: Chọn một thời điểm thích hợp để nói chuyện

Tiếp cận cha mẹ của bạn khi họ không bận rộn với bất cứ việc gì. Hỏi, “Chúng ta có thể nói chuyện vào lúc này được không ạ?” Đang ở trong xe hoặc đi bộ có thể là cơ hội tuyệt vời để nói chuyện. Nếu khó tìm được thời điểm tốt, hãy nói, “Con cần nói chuyện với bố/mẹ. Khi nào thì được ạ?”

Nguồn: Sưu tầm

Những cuộc đối thoại khó nên được lên trước kế hoạch. Hãy suy nghĩ trước về những gì bạn muốn nói hoặc yêu cầu. Viết ra những ý tưởng quan trọng nhất nếu bạn cần.

Làm thế nào để nói chuyện với bố mẹ mà họ lắng nghe mình?

Như hầu hết chúng ta đều biết, nói chuyện và lắng nghe không hoàn toàn đi đôi với nhau. Cảm xúc và kinh nghiệm trong quá khứ cần xen kẽ nhau.  Chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi rằng liệu cha mẹ có coi trọng bạn, tin tưởng những gì bạn nói, lắng nghe và tôn trọng ý kiến ​​của bạn, và lắng nghe bạn trong suốt toàn bộ câu chuyện mà không cắt ngang? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ của bạn. Một số cha mẹ dễ nói chuyện với con cái, một số người có khả năng lắng nghe tuyệt vời, và một số thì khó tiếp cận hơn.

Nhưng một số điều sẽ xảy ra tùy thuộc vào bạn. Vì giao tiếp là con dao hai lưỡi, cách bạn nói chuyện có thể ảnh hưởng đến việc cha mẹ lắng nghe và hiểu bạn như thế nào.

Vì vậy đây là một số hướng dẫn bạn có thể cân nhắc khi nói chuyện với cha mẹ:

  • Hãy rõ ràng và trực tiếp. Càng rõ ràng càng tốt như bạn có thể nghĩ, cảm thấy, và muốn. Hãy nói chi tiết, điều đó có thể giúp cha mẹ hiểu tình huống của bạn đang mắc. Họ có thể lắng nghe tốt hơn hoặc hữu ích hơn nếu họ hiểu ý của bạn và điều gì thực sự đang diễn ra.
  • Hãy trung thực. Nếu bạn luôn thành thật, cha mẹ sẽ luôn tin tưởng những gì bạn nói. Nếu đôi khi bạn che giấu sự thật hay đôi khi quá tiêu cực, cha mẹ sẽ cần nhiều thời gian để tin tưởng những gì bạn nói với họ. Nếu bạn nói dối, họ sẽ thấy khó để tin tưởng bạn.
  • Cố gắng hiểu quan điểm của họ. Nếu bạn có bất đồng, bạn có hiểu quan điểm của cha mẹ bạn? Nếu bạn có thể, hãy nói như vậy. Nói với cha mẹ rằng bạn hiểu quan điểm và cảm xúc của họ, điều đó sẽ giúp họ sẵn sàng thấu hiểu bạn.
  • Cố gắng không tranh cãi hoặc than vãn. Sử dụng một giọng điệu thân thiện và tôn trọng sẽ tăng nhiều khả năng cha mẹ lắng nghe và suy nghĩ nghiêm túc những gì bạn nói. Giống như việc bố mẹ bạn sẽ nói chuyện với bạn như cách mà bạn nói với họ. Tất nhiên, điều này khó khăn cho bất kỳ ai trong chúng ta (kể cả người lớn) khi chúng ta cảm thấy kích động về một cái gì đó. Nếu bạn nghĩ rằng cảm xúc của bạn cần phải tốt hơn, hãy làm bất cứ điều gì để thổi bay đi sự lo lắng trước khi nói chuyện: Chạy, khóc, đấm vào gối. Làm bất cứ điều gì cần thiết để bình tĩnh khi bạn cần.

Nếu nói chuyện với cha mẹ mà không thành công thì sao?

Cha mẹ của bạn không phải lúc nào cũng nhìn mọi thứ theo góc nhìn của bạn và họ cũng sẽ không đáp ứng tất cả các yêu cầu của bạn đưa ra. Họ có thể lắng nghe một cách trân trọng, hiểu quan điểm của bạn, và làm mọi thứ bạn cần ngoại trừ việc nói có hoặc đồng ý. Có thể rất khó khăn để chấp nhận câu trả lời “không”. Nhưng chấp nhận câu trả lời “không” một cách thoải mái thì bạn có thể nhận được nhiều sự chấp thuận, sự đồng ý từ bố mẹ trong tương lai. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu câu trả lời “không” còn có những ý nghĩa khác? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực sự cần cha mẹ của bạn ở đó nhưng họ không thể? Một số cha mẹ có những vấn đề của riêng mình. Những người khác có thể chưa sẵn sàng theo cách mà con trẻ muốn hoặc xứng đáng có. Một vài người lại khó có thể thoải mái trong vấn đề thời gian.

Nếu bạn không thể nói chuyện với cha mẹ, hãy tìm những người lớn khác mà bạn có thể tin cậy. Tìm một người thân khác trong gia đình, một giáo viên, hoặc một tư vấn viên tại trường học, những người sẽ lắng nghe, hiểu, khuyến khích, tin tưởng vào bạn và quan tâm bạn. Sau đó làm theo tất cả các mẹo ở trên để nhận được nhiều nhất từ ​​cuộc trò chuyện của bạn với người đó.

Nguồn: Sưu tầm

Thực hiện nó một cách tôn trọng và trưởng thành. Cha mẹ có nhiều khả năng nghĩ về con mình đã lớn (nó giúp có khả năng đưa ra những quyết định quan trọng hơn) khi họ nhìn thấy con cái trưởng thành. Hãy thử làm theo lời khuyên này và bạn sẽ làm nó – thậm chí còn chín chắn hơn cha mẹ bạn!

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh

Hiệu đính: Nguyễn Hằng

Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang