Khi bố mẹ cãi nhau

Đôi lúc bạn thấy có những cuộc tranh luận giữa bố mẹ về quần áo, bài tập, điện thoại của bạn, bạn bè và hàng tỷ thứ khác. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu diễn biến câu chuyện đi xa hơn?

Khi bố mẹ bất đồng quan điểm

Ảnh minh họa (Nguồn tham khảo)

Tất cả các cặp đôi đều sẽ xảy ra tranh chấp. Họ có thể bất đồng trong những chuyện quan trọng như tài chính, công việc hay việc ra các quyết định trong các công việc chính trong gia đình. Thậm chí họ cũng có thể bất đồng bởi những thứ lặt vặt dường như không quá quan trọng, ví dụ như việc chọn món cho bữa tối hay việc thời gian về nhà của đối phương.

Thỉnh thoảng cha mẹ có thể giữ được bình tĩnh trong những tình huống như vậy, họ cho đối phương cơ hội để nói và người còn lại sẽ lắng nghe. Tuy nhiên có những lúc mọi việc đi xa hơn vậy.

Có thể dễ dàng nhìn thấy kết quả khi bạn chứng kiến việc bố mẹ có bất hoà. Sẽ có những suy nghĩ xuất hiện trong đầu bạn như việc bạn nghĩ “Liệu có phải họ đã hết yêu nhau?”, “Họ phải chăng sẽ ly dị?”, Tuy nhiên không phải lúc nào cãi nhau cũng là tệ nhất. Hầu hết, họ chỉ đơn giản là muốn xả hết những bực tức khi họ vừa phải trải qua một ngày dài mệt mỏi hoặc vì phải chịu quá nhiều áp lực căng thẳng. CŨng giống như bạn, bố mẹ có thể cảm thấy buồn, họ muốn hét lên, khóc hoặc sẽ nói những điều mà chính bản thân họ không muốn nói. 

Đôi khi bố mẹ cãi nhau là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được

Mọi người đều có những cung bậc cảm xúc, quan điểm, cách tiếp cận một vấn đề khác nhau, đó là điều bình thường. Nói về những việc khác nhau này là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề. Các thành viên trong gia đình cần phải năng nói chuyện, trao đổi với họ cảm nhận và suy nghĩ ra sao, kể cả khi có những bất đồng. 

Hầu hết các thành viên trong gia đình sống cùng nhau có thể có những xung đột xuất phát từ những chuyện nhỏ nhặt, ví dụ như cách thức bạn làm vài việc có khác với cách mà các anh, chị, em của bạn làm. Quan sát cách mà bố mẹ bạn giải quyết những khác biệt này có thể giúp bạn có thêm những thông tin về cách bạn giải quyết xung đột trong tương lai. 

Hầu hết thời gian, xung đột qua rất nhanh, bố mẹ sẽ nói lời xin lỗi, sửa chữa lỗi sai và quay trở lại với những thói quen cũ.

Khi các cuộc tranh cãi đi quá xa

Ảnh minh họa (Nguồn tham khảo)

Thi thoảng cha mẹ bạn có thể đánh nhau, có những tiếng hét, la lên, nói tên nhau và nói những lời khó nghe. Mặc dù bố mẹ có thể làm việc đó, nhưng đó là điều không nên, đặc biệt là đối với những người thân trong gia đình. Chúng ta không nên đối xử với người khác theo cách thiếu tôn trọng, hay việc sử dụng những ngôn từ không hay, la hét hoặc quát tháo người còn lại.

Thi thoảng việc đánh nhau đi quá xa, nó bao gồm việc xô đẩy và ném đồ đạc. Kể cả khi không có ai bị thương, một cuộc cãi nhau nếu đi quá xa thì sẽ có một trong hai người sử dụng hình thức đe dọa để kiểm soát người còn lại. Sẽ không ổn nếu một trong hai người có những hành động như sau:

  • Đe dọa gây ra thương tích
  • Phá huỷ tài sản của người khác 
  • Đe doạ tự tử
  • Đe doạ rằng sẽ rời đi 
  • Đe doạ sẽ báo với các cơ quan chính quyền

Khi những cuộc đánh nhau dẫn tới thương tích và đe dọa, đó là dấu hiện cho việc giúp họ giải toả và quản lý cơn giận của họ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ, các nhà trị liệu, đường dây trợ giúp.

Về phía bạn

Việc phải chứng kiến bố mẹ cãi nhau, hét vào mặt đối phương là điều không dễ dàng. Chứng kiến họ nổi nóng, cáu giận và mất kiểm soát, khiến bất bình, đặc biệt là bố mẹ, đáng ra phải bình tĩnh, kiềm chế, ứng xử như những người đã trưởng thành. Việc bố mẹ bạn đánh nhau khiến bạn lo lắng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào mức độ việc đó diễn ra như thế nào, mức độ lớn và căng thẳng của việc hay việc đó diễn ra ngay trước mặt mọi người. 

Việc bạn lo lắng về một trong hai người có thể bị tổn thương vì lời nói của đối phương là điều hoàn toàn bình thường. Có thể bạn lo lắng rằng bố hoặc mẹ bạn đang tức giận dẫn đến việc mất kiểm soát và gây thương tích lên đối phương. Cộng thêm vào đó sự ảnh hưởng tâm lý và cảm xúc, có thể khiến bạn cảm thấy những dấu hiệu của sự căng thẳng hoặc rơi vào tình trạng mất ngủ. Nếu cuộc cãi vã của bố mẹ ảnh hưởng tới việc sinh hoạt tại nhà hoặc việc học của bạn, hãy nói chuyện với các nhà tư vấn hoặc giáo viên ở trường bạn.

Sẽ khó chịu hơn nếu các cuộc cãi vã của cha mẹ lại có nguyên nhân bắt nguồn từ bạn. Tuy nhiên việc đó không bao giờ là do lỗi của bạn. Bố mẹ có trách nhiệm với tất cả những lời nói và hành động của họ, không quan trọng việc họ có bị khiêu khích bởi đối phương hay không. 

Những điều bạn có thể làm

Nếu bạn cảm thấy rằng việc bố mẹ bạn cãi nhau gây ảnh hưởng lên bạn quá nhiều và nó khiến bạn thêm căng thẳng và cần thời gian để có hành động. Bạn có thể thử nói chuyện với bố mẹ về vấn đề của họ. Họ sẽ có thể không nhận ra bạn buồn phiền cỡ nào cho tới khi bạn nói chuyện với họ về việc bố mẹ cãi nhau có thể ảnh hưởng tới bạn. Nếu việc này không hiệu quả bạn có thể thử nói chuyện với các thành viên khác giúp bạn tìm ra cách để làm hoặc tới nhờ sự giúp đỡ từ tư vấn viên và bác sĩ. 

Nếu vấn đề tranh cãi được đưa đi quá xa, hãy cho người lớn khác biết chuyện này. Hãy nói chuyện với người thân, những tư vấn viên ở trường bạn, giáo viên của bạn hoặc bất cứ người lớn nào bạn có thể tin tưởng. Thi thoảng bố mẹ có thể bất hòa và việc đó nằm ngoài tầm kiểm soát khiến họ làm tổn thương người khác hoặc các thành viên khác trong gia đình. Nếu chuyện này xảy ra, việc cho những người khác biết điều đó sẽ giúp bảo vệ gia đình và trẻ con khỏi những nguy hại từ việc này. 

Cuộc tranh cãi của bố mẹ đi ra ngoài tầm kiểm soát, trẻ có thể chia sẻ nó với những người thân để tìm kiếm sự trợ giúp (Nguồn sưu tầm)

Các thành viên trong gia đình có thể nhận được sự giúp đỡ từ các tư vấn viên và những nhà trị liệu. Điều này có thể giúp họ học cách lắng nghe người khác và nói về cảm xúc và những khác biệt mà không bị vướng phải những cuộc tranh luận nóng nảy. Mặc dù điều này cần thời gian và hành động thực tiễn nhưng thông qua đây các thành viên trong gia đình có thể học hỏi lẫn nhau. 

Xây dựng một gia đình hạnh phúc

Nếu gia đình bạn gặp phải hoàn cảnh cãi nhau liên tục, đừng quá lo lắng: Không một gia đình nào hoàn hảo. Kể cả gia đình hạnh phúc nhất, vẫn sẽ có những vấn đề xảy đến. Thông thường các thành viên trong gia đình có liên quan đến việc này đều sẽ tìm ra được những việc khiến họ lo lắng và nói về chuyện đó. Họ đạt được những sự thương lượng và thoả thuận. Mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn và cuộc sống sẽ về bình thường.

Học cách thương lượng và thỏa thuận để cuộc sống gia đình luôn vui vẻ (Nguồn sưu tầm)

Là một phần của gia đình đồng nghĩa với việc mọi người nên sẵn sàng giúp đỡ và cố gắng làm cho cuộc sống trở nên tốt hơn. Các cuộc cãi vã có thể xảy ra và điều đó hoàn toàn tự nhiên, nó giúp bạn  học cách sống chung với mọi người lâu dài. Chỉ ra những cách thức giải quyết xung đột bằng cách nói ra mọi việc hoặc học tập khi người khác cần không gian riêng. 

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh

Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang