Hội chứng tự ngược đãi bản thân

Trong một lần khi đứng nấu ăn trong bếp, mẹ của Emma đã thấy những vết cắt trên tay của Emma, và Emma đã nói với mẹ rằng con mèo làm cô ấy bị trầy xước. Mẹ cô ấy dường như ngạc nhiên khi nghe chuyện, tuy nhiên bà đã không nghĩ nhiều về nó.

Những người bạn cùng lớp của Emma dường như cũng nhận thấy nhiều điều kỳ lạ ở cô. Ngay cả khi trời nóng, Emma vẫn mặc áo sơ mi dài tay. Cô ấy trở nên như thể có điều gì đó đang làm phiền cô ấy. Nhưng Emma vẫn nói với mẹ và bạn bè rằng đó là do cô ấy muốn vậy. Tuy nhiên, sự thật là Emma đã tự rạch tay mình bằng dao và nguyên nhân là bởi cô cảm thấy buồn.

How to cut yourself with a marker : disneyvacation
Nguồn: wikiHow

Tự làm thương bản thân bằng cách cắt tay chân hoặc bất cứ nơi nào trên cơ thể bằng vật sắc nhọn, làm tổn thương da và chảy máu là biểu hiện của chứng tự ngược đãi bản thân. Tự ngược đãi bản thân là hành động tự gây thương tích. Hành động này thường diễn ra từ lúc còn là thanh thiếu niên. Một số người có những biểu hiện này tiếp diễn khi họ đã trưởng thành.

Những người mắc hội chứng này thường hay tự cắt cổ tay, cánh tay, chân, hoặc bụng. Số khác lại chọn cách gây thương tích bằng cách đốt cháy da của mình với tàn thuốc ngọn lửa. Khi vết cắt hoặc vết bỏng lành, chúng thường để lại vết sẹo hoặc các dấu tích khác trên cơ thể. Tuy nhiên, họ luôn giấu vết cắt và các dấu hiệu của việc tự ngược đãi bản thân, họ không muốn để người khác biết.

Tại sao họ lại tự ngược đãi bản thân?

Hành động này có thể hơi khó hiểu. Việc ngược đãi bản thân là cách mà một số người đối phó với những đau đớn về tinh thần hay sự căng thẳng quá độ. Họ có thể đang phải chịu đựng những cảm giác đau khổ hoặc tình huống xấu khiến họ nghĩ rằng họ không thể thay đổi được gì. 

Một số người tự ngược đãi bản thân vì họ cảm thấy tuyệt vọng và muốn giảm đi các cảm giác khó chịu. Những người tự ngược đãi bản thân có thể không biết đến những cách giải quyết tốt hơn. Xong, một vài người lại muốn dùng cách tự ngược đãi như cách để thể hiện cảm giác giận dữ, đau buồn, bị từ chối, tuyệt vọng, khao khát, hoặc thậm chí là cảm giác trống rỗng, chông chênh.

Luôn có những cách khác để đối mặt và giải quyết với những khó khăn hay áp lực. Bạn có thể tìm tới sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, họ có thể đưa ra những lời khuyên cần thiết giúp bạn vượt qua và có những cách giải quyết khi gặp những khó khăn lớn trong đời sống hoặc những lúc cảm xúc trở nên tồi tệ. Đối với những tình huống hay rắc rối liên quan tới cảm xúc mạnh bạn có thể chia sẻ với bố mẹ, người lớn hoặc bạn bè. Tập thể dục nhiều cũng có thể giúp bạn cân bằng cảm xúc tốt hơn.

Cách nói chuyện với bố mẹ người yêu giúp bạn ghi điểm ngay từ lần đầu |  theAsianparent Vietnam
Nguồn: Sưu tầm

Tuy nhiên thì những người có hành động tự ngược đãi bản thân sẽ thiếu cách và kỹ năng để giải quyết vấn đề hoặc kỹ năng đối phó tình huốn, Các kỹ năng của họ có thể bị áp đảo bởi cảm xúc trong mình trỗi dậy quá mãnh liệt. Khi cảm xúc được thể hiện theo lối tiêu cực có thể khiến sự căng thẳng gia tăng, và có thể dẫn tới việc quá sức chịu đựng. Việc tự ngược đãi bản thân có thể là một trong những cách để họ giảm bớt sự căng thẳng. Đối với một số người thì nó có vẻ như là một cách để kiểm soát.

Việc tự ngược đãi bản thân có thể bắt nguồn bởi những cảm xúc mạnh mẽ mà chính bản thân người đó khó có thể diễn đạt được, chẳng hạn như tức giận, đau đớn, xấu hổ, thất vọng, hoặc có cảm giác muốn xa lánh. Những người tự ngược đãi bản thân đôi khi nói rằng họ cảm thấy họ chưa tìm được người phù hợp hoặc không ai hiểu họ. Tự ngược đãi bản thân có vẻ như là cách duy nhất để họ tìm sự trợ giúp hoặc thể hiện sự đau đớn ra ngoài.

Nguồn: pexels

Những người mắc chứng tự ngược đãi bản thân hoặc tự gây thương tích đôi khi có những vấn đề về thần kinh khiến cảm xúc của họ trở nên càng trầm trọng hơn. Chứng tự ngược đãi bản thân đôi khi liên quan đến chứng trầm cảm, chứng rối loạn lưỡng cực, rối loạn ăn uống, suy nghĩ ám ảnh hoặc có hành vi cưỡng bức. Nó cũng có thể là một dấu hiệu của các vấn đề thần kinh gây nên, họ thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của bản thân, họ dễ bốc đồng hoặc gặp nhiều rủi ro. Một số người mắc chứng này dễ đi đến việc lạm dụng ma túy hoặc rượu.

Một số người có hành động ngược đãi bản thân chia sẻ họ đã từng gặp phải những chấn thương về cả thân thể lẫn cảm xúc, chẳng hạn như họ phải trải qua sự lạm dụng, bạo lực hoặc thiên tai. Khi một người tự làm tổn thương bản thân họ có thể coi đó là cách khiến họ “thức tỉnh bản thân”. Hoặc đó cũng có thể là một cách để hồi tưởng lại nỗi đau họ trải qua hoặc họ đang cố gắng kiểm soát nó.

Điều gì có thể xảy ra với những người tự ngược đãi bản thân?

Đối với những người thích tự ngược đãi bản thân, họ nghĩ cách đó có thể giúp họ cảm thấy nhẹ nhàng khi đối mặt với những chuyện khủng khiếp, ngay cả khi họ đồng ý rằng nó không phải là một cách giải quyết tốt nhất. Có một sự thật rằng, việc bạn tự ngược đãi bản thân không thể giúp bạn giải quyết vấn đề một cách triệt để, sự thật là chúng vẫn tồn tại – chúng chỉ được che đậy mà thôi.

Người ta thường không cố ý làm thương bản thân khi họ tự ngược đãi bản thân, việc tự ngược đãi bản thân chỉ để giúp cho họ cảm thấy tốt hơn chứ họ không hề muốn kết thúc mọi chuyện bằng cái chết. Và họ thường không có ý tiếp tục ngay lúc mới làm lần đầu tiên. Tuy nhiên cả hai trường hợp trên đều có thể xảy ra. Họ có thể không thể tự làm chủ được vết cắt, một vài trường hợp vết cắt sâu đến nỗi nó đòi hỏi sự can thiệp của các y bác sĩ để khâu vết thương (hoặc trong trường hợp nặng sẽ phải nằm viện). Vết cắt đó có thể bị nhiễm trùng nếu một người sử dụng dụng cụ cắt có vết bẩn hoặc dao cạo, kéo, ghim, hoặc thậm chí cạnh sắc của thẻ trên lon soda.

Hội chứng tự ngược đãi bản thân - Selfcut - hieubenh.com
Nguồn: Sưu tầm


Hầu hết những người tự ngược đãi bản thân đều không có ý định tự sát. Việc tự ngược đãi bản thân thường ở một người thường chỉ vì muốn cảm giác tốt hơn chứ không phải dùng cái chết để chấm dứt mọi chuyện. Mặc dù một số người cố gắng tự sát, nhưng thường là vì những vấn đề về cảm xúc và sự đau đớn tới mức muốn chết, chứ không phải do việc tự ngược đãi bản thân.

Tự ngược đãi bản thân có thể hình thành nên thói quen. Nó có thể trở thành một hành vi cưỡng bách, nghĩa là khi con người càng làm điều đó nhiều thì họ sẽ thấy càng muốn làm điều đó nhiều hơn nữa. Bộ não bắt đầu nhận thấy và quen hơn với cảm giác nhẹ nhõm từ việc ngược đãi bản thân và việc này sẽ diễn ra ngày càng nhiều hơn, và trong những lần tiếp theo bộ não sẽ thực hiện đúng như vậy. Khi tự ngược đãi bản thân trở thành hành vi cưỡng bách, nó khiến bản thân rơi vào tình trạng không thể dừng lại. Vì vậy, hành vi tự ngược đãi bản thân có thể như một dạng nghiện, khiến việc tự ngược đãi bản thân có thể dường như quá khó để dừng lại. ​

Vậy việc tự ngược đãi bản thân bắt đầu như thế nào?

Việc ngược đãi bản thân thường bắt đầu bằng một sự thúc đẩy hoặc sự bốc đồng. Đó không phải là điều mà người ta nghĩ lúc đầu. 

Natalie, một học sinh trung học cơ sở, giải thích rằng đó là cách để nhằm đánh lạc hướng chính bản thân mình vì cô phải trải qua cảm giác bị từ chối và bất lực và cô cảm thấy không thể chịu nổi. “Tôi không cho rằng điều đó là việc xấu, đó chỉ là cách tôi để tâm trí của tôi thoát ra khỏi cảm thấy xấu… Bản thân tôi biết rằng nó là một điều không hay nên tôi luôn luôn giấu.”

Đôi khi tự ngược đãi bản thân có thể ảnh hưởng đến ngoại hình. Jen nói, “Tôi thực sự thích những vết cắt mà tôi tạo ra, khi những vết cắt bắt đầu hồi phục tôi cảm thấy chúng rất xấu, và vì vậy tôi sẽ làm mới lại chúng bằng cách cứa một lần nữa. Bây giờ tôi có thể thấy được sự điên cuồng là như thế nào, nó hoàn toàn hợp đối với tôi. Tôi là người đã từng chỉ nghĩ về việc tự ngược đãi bản thân mình, như thể đó là tất cả những gì về tôi . Nó như thể là cách duy nhất để tôi kiểm soát bản thân. Tuy bây giờ tôi không còn tự ngược đãi bản thân mình nữa, nhưng tôi phải đối phó với những vết sẹo để lại.”

Bạn không thể buộc ai đó tự gây thương tích để ngăn chặn mọi việc. Bạn không thể nổi giận với người đang có hành động muốn tự ngược đãi bản thân, hay từ chối người đó, giảng bài cho cô ấy, hoặc cầu xin anh/cô ấy dừng lại. Thay vào đó, hãy để bạn bè của bạn biết rằng bạn đang quan tâm tới họ, rằng họ xứng đáng được khỏe mạnh và hạnh phúc, và không ai phải chịu đựng những rắc rối của họ một mình.

Áp lực khi tự ngược đãi bản thân

Những người tự gây thương tích cho bản thân thường phải đối phó với một số rắc rối lớn. Nhiều người làm việc chăm chỉ để vượt qua những khó khăn . Vì vậy, họ cảm thấy khó tin rằng một số trẻ em tự ngược đãi bản thân chỉ vì chúng nghĩ rằng đó là một trong những cách để thể hiện bản thân và nổi loạn hơn.

Tia đã cố gắng thử cách rạch một vài đường trên cơ thể vì một vài cô gái ở trường cô đã làm việc đó. “Có vẻ như nếu tôi không làm vậy, họ sẽ nghĩ rằng tôi sợ, nên tôi đã thử làm một lần, nhưng rồi tôi nghĩ về việc què quặt và tại sao tôi phải làm điều này chẳng vì lý do gì tốt”. Họ hỏi tôi và tôi nói “không, cảm ơn, nó không dành cho tôi.”

Nếu có một người bạn đề nghị bạn thử cắt tay cắt chân, hãy nói những gì bạn nghĩ. Tại sao bạn lại phải cuốn hút vào một cái gì đó mà bạn biết là không tốt cho bạn? Có rất nhiều cách khác để thể hiện bạn là ai.

Lindsay đã tự ngược đãi bản thân mình trong suốt 3 năm, nguyên nhân của chuyện này bắt nguồn sự lạm dụng cô ấy đã phải chịu đựng khi còn nhỏ. Bây giờ cô ấy 16 tuổi và đã không còn tự ngược đãi mình trong hơn một năm. “Tôi cảm thấy tự hào về điều đó, khi tôi nghe được những lời khuyên” Lindsay nói. 

Tìm sự giúp đỡ


Có những cách tốt hơn để đối phó với những rắc rối hơn là tự ngược đãi bản thân, đó là các cách tích cực, lâu dài mà không để lại những đau đớn về tâm lý hay thể xác. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

  • Chia sẻ với ai đó. Những người đã ngừng tự ngược đãi bản thân thường nói rằng bước đầu tiên thường là khó nhất, đó là việc thừa nhận, thừa nhận rằng mình đang tự ngược đãi bản thân mình. Nhưng họ cũng chia sẻ rằng sau khi họ nói được ra về nó, họ thường cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Lời khuyên ở đây là hãy chọn người mà bạn tin cậy để nói chuyện (cha mẹ, người tư vấn, giáo viên, huấn luyện viên, bác sĩ, hoặc y tá). Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nói hoặc ngại nói, hãy viết chúng ra giấy.
  • Tìm hiểu về nguyên do dẫn tới việc bạn tự ngược đãi bản thân. Tự ngược đãi bản thân là một cách mà cơ thể bạn phản ứng khi bạn gặp vấn đề khó khăn trong chuyện tình cảm hoặc khi bạn cảm thấy đau đớn. Hãy cố gắng tìm ra cảm giác của bản thân lúc bấy giờ. Bạn có đang tức giận? Căng thẳng? Có những mối quan hệ rắc rối? Bạn đang gặp tổn thương, đau đớn hoặc chấn thương? Hay bạn bị chỉ trích, phê bình hoặc bị đối xử bất công? Xác định rắc rối bạn gặp, sau đó chia sẻ về nó. Nhiều người gặp khó khăn trong việc tìm ra tìm ra nguyên nhân. Đây là lúc chuyên gia về tâm lý có thể giúp ích.
  • Yêu cầu giúp đỡ. Hãy chia sẻ với ai đó rằng bạn muốn được giúp đỡ để giải quyết những rắc rối và việc tự ngược đãi bản thân. Nếu người bạn yêu cầu không giúp được bạn, hãy nhờ đến người khác. Đôi khi người lớn thường cố gắng làm giảm mức độ của vấn đề hoặc nghĩ rằng rằng đó chỉ là một giai đoạn bạn phải trải qua trong cuộc đời. Nếu bạn cảm thấy điều này đang xảy ra với bạn, hãy tìm một người có thể để có thể đưa ra lời giải thích cho bạn, ví dụ các nhà điều trị tâm lý.
Khi nào cần đến bác sĩ tâm lý? | Báo dân sinh
Nguồn: Sưu tầm
  • Đối mặt và giải quyết vấn đề. Hầu hết những người khi gặp những chuyện đau buồn hoặc đau khổ về mặt cảm xúc thì việc họ nên làm là nói chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc chuyên gia về tâm lý để phân loại các cảm xúc bạn có, họ có thể giúp bạn chia sẻ về những vấn đề khiến bạn không vui trong quá khứ và tìm những cách tốt hơn để giúp bạn đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống. Một cách khác là tìm một nhà trị liệu hoặc người tư vấn xung quanh nơi bạn ở.

Mặc dù tự ngược đãi bản thân có thể là một thói quen khó bỏ, tuy nhiên nó vẫn có thể. Hãy nhờ tới sự trợ giúp từ những chuyên gia trong lĩnh vực này để vượt qua vấn đề, hãy nhớ điều này không có nghĩa là bạn là yếu đuối hoặc điên dồ. Các nhà trị liệu và chuyên gia được đào tạo để giúp mọi người khám phá những điểm mạnh bên trong họ, và giúp họ giải quyết các vấn đề của bản thân một cách tích cực.

Dịch và viết: Nguyễn Ánh Linh 
Bài gốc: Depression, D’Arcy Lyness,PhD 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang