Một vài nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Bệnh trầm cảm ở mỗi người có thể bắt nguồn từ nhiều thứ, không kể độ tuổi hay hoàn cảnh kinh tế. Tuy nhiên kể cả đó có bệnh dễ gặp, đặc biệt ở tuổi vị thành niên, thì một vài người lại “miễn dịch”, vậy lý do là gì?

Có rất nhiều thứ khác nhau khiến tâm trạng của con người trở nên buồn phiền, dần dần mắc bệnh trầm cảm. Một phần nguyên nhân xuất phát từ vấn đề sinh học như di truyền, tâm thần học, hooc môn. Một phần khác là do môi trường tác động vào như ánh sáng ban ngày hay do thời tiết, hoặc thậm chí do xã hội và gia đình tác động vào.

Bên cạnh đó cũng có những yếu tố xuất phát từ cá nhân bạn, ví dụ như cách bạn giải quyết với các vấn đề trong đời sống thường ngày hoặc cách chúng ta hỗ trợ người khác. Tất cả những việc đó đều có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta.

Sự di truyền

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự buồn phiền của nhiều người chịu sự ảnh hưởng lớn từ di truyền trong gia đình. Một vài người do yếu tố di truyền từ phía gia đình, tuy nhiên không phải tất cả những người có gia đình mang mã gen buồn phiền đều chịu ảnh hưởng. Bên cạnh đó, có những người mặc dù trong gia đình không ai có loại gen này nhưng họ vẫn bị. Như vậy yếu tố di truyền chỉ là một trong nguyên nhân gây ra căn bệnh trầm cảm chứ không phải là yếu tố duy nhất.

Các chất dẫn truyền thần kinh đảm nhận nhiệm vụ gửi đi các thông điện từ các tế bào thần kinh tới não bộ của chúng ta. Một vài chất dẫn truyền thần kinh truyền đi các xúc cảm trong con người. Khi con người cảm thấy buồn phiền, các chất dẫn truyền thần kinh này sẽ hoạt động ít đi hoặc chúng sẽ hoạt động kém hiệu quả. 

Vai trò của xét nghiệm tế bào di truyền | Vinmec
Nguồn: Sưu tầm

Yếu tố di truyền và hoá chất não có thể kết nối được với nhau, ví dụ: Nếu một người mang mẫu gen chứa bệnh trầm cảm sẽ dễ khiến cho các chất dẫn truyền thần kinh của người đó gặp phải nhiều vấn đề, điều đó là một phần nguyên nhân của bệnh trầm cảm. 

Căng thẳng, sức khoẻ, và các hooc môn

Căng thẳng, sử dụng các chất kích thích và hooc môn thay đổi có thể ảnh hưởng tới các chất trong não bộ và tâm trạng. 

Tuỳ vào thể trạng sức khỏe có thể dễ dàng phát hiện ra triệu chứng của bệnh trầm cảm. Ví dụ, bệnh suy giáp được biết đến như một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở một vài người. Chỉ cần một vài âm thanh nhỏ cũng có thể khiến năng lượng trong con người giảm. Khi tình trạng bệnh được bác sĩ chuẩn đoán và được điều trị, các triệu chứng của trầm cảm gần như biến mất. 

6 cách để vượt qua căng thẳng trong cuộc sống
Nguồn: Sưu tầm

Ngủ đủ giấc và thường xuyên tập các bài tập thể dục cũng là một trong những cách tác động tích cực lên hoạt động và tâm trạng.

Ánh sáng ban ngày và thời tiết

Ánh sáng ban ngày tác động lên não bộ của con người, khiến não bộ tiết ra chất melatonin và serotonin. Các chất dẫn truyền thần kinh này giúp điều chỉnh chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ, năng lượng trong cơ thể con người và cả tâm trạng. Khi ánh sáng ít đi, não bộ sẽ sản sinh ra nhiều chất serotonin.

Ánh sáng mặt trời cung cấp cho con người khả năng tổng hợp vitamin D hỗ trợ ổn định tâm trạng và tinh thần

Ngày ngắn và đêm dài vào mùa thu và mùa đông có thể khiến cơ thể con người sản sinh ra nhiều chất melatonin hơn và ít chất serotonin. Sự mất cân bằng này là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm ở một vài người, loại bệnh này được biết đến như rối loạn theo mùa. Việc tiếp xúc với ánh sáng có thể cải thiện được tâm trạng cho người bị rối loạn theo mùa. 

Các sự kiện trong cuộc đời

Cái chết của người thân, bạn bè, động vật nuôi thi thoảng có thể gây ra sự đau buồn và dễ khiến người ta mắc bệnh trầm cảm. Trong cuộc sống sẽ có những sự việc khiến con người cảm thấy khó khăn bế tắc như việc ly hôn, chia tay hay tái hôn, những điều này cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới bệnh trầm cảm. 

Cho dù trong cuộc sống có những khi bạn gặp phải tình huống khó khăn dẫn tới sự trầm cảm, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào việc bạn đối mặt ra sao, giữ được tinh thần thoải mái tích cực hay không, và có nhận được sự hỗ trợ hay không. 

Gia đình và môi trường xã hội

Đối với một vài người, thì các việc tiêu cực hay căng thẳng hoặc sự ảnh hưởng bởi không khí gia đình căng thẳng cũng có thể dẫn tới sự trầm cảm. Một vài căng thẳng bắt nguồn từ những việc như tài sản, tình trạng không nhà không cửa, hay bạo lực. Tuỳ vào cách giải quyết các nỗi ức chế, sự phiền nhiễu hay giảm mức độ căng thẳng xuống khiến một vài người sẽ cảm thấy sự cô đơn hay không an toàn. 

Nguồn: Sưu tầm

Các trường hợp như này thường không dẫn tới trầm cảm, mà chính việc đối mặt với chúng một mình mới là nguyên nhân dẫn tới việc trần cảm. 

Phản ứng với các tình huống trong cuộc sống

Cuộc sống đôi lúc sẽ phải trải qua những thăng trầm. Căng thẳng, khó khăn và áp lực thường hay diễn ra (tuy nhiên hi vọng nó không diễn ra một cách thường xuyên). Vậy bằng cách nào để chúng ta đối phó với các rắc rối trong cuộc sống thường ngày. Tuỳ vào góc nhìn của mỗi người có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, cũng có thể ngăn chặn nó. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người có hành động với quan điểm tích cực có thể sẽ không mắc phải bệnh trầm cảm, kể cả khi họ có chứa gen di truyền về bệnh này, hay các hoá chất não, thậm chí là khi họ phải đối mặt với các tình huống có thể khiến họ gặp khó khăn. Và ngược lại, với những người có suy nghĩ tiêu cực hơn sẽ có nguy cơ cao dễ bị trầm cảm hơn. 

Chúng ta không thể kiểm soát được gen di truyền, não hoá chất, hoặc bất cứ thứ gì dẫn tới bệnh trầm cảm. Tuy nhiên chúng ta có thể kiểm soát được bằng cách nhìn nhận vấn đề và cách chúng ta giải quyết.

Nguồn: Sưu tầm

Hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, hãy luôn nghĩ rằng mọi vấn đề đều sẽ có cách giải quyết, điều đó sẽ giúp làm giảm khả năng mắc bệnh trầm cảm. Phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề và hãy tạo dựng nhiều mối quan hệ hơn vì sẽ có những lúc bạn cần đến các sự hỗ trợ. Những điều này có thể giúp bạn trở nên kiên cường hơn. 

Dưới đây là cách có thể giúp bạn trở nên kiên cường hơn: 

– Cố gắng nghĩ đến việc thay đổi như một thử thách và việc bình thường trong cuộc sống của bạn. Khi bạn gặp vấn đề, thay vì chạy trốn, hãy đối diện với nó và tìm cách giải quyết.

– Nhắc nhở bản thân mình cần phải thay đổi và rắc rối chỉ là các vấn đề nhất thời và hoàn toàn có thể giải quyết được. Không gì là mãi mãi.

– Hãy tạo dựng mối quan hệ có thể hỗ trợ bạn. Hỏi bạn bè và người thân trong gia đình để tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn cần. Hoặc giúp đỡ họ khi họ cần. Hành động cho đi này cùng với việc tạo dựng các mối quan hệ thân thiết có thể giúp người thân quanh bạn vượt qua khó khăn.

Giữ cho mình thái độ tích cực và kiên cường không phải là việc gì đó quá xa vời mà điều đó chỉ giúp bảo vệ bản thân không bị trầm cảm.

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh

Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang